Nguồn gốc của tập tục chôn cất người chết có từ đâu?

0
2219

Phải chăng những việc như phong hiệu cho người chết hay chăm sóc cơ thể người chết là cách giúp con người lưu giữ những người đã khuất trong cuộc sống của mình?
Tương truyền, nhà triết gia Hy Lạp cổ Diogenes là một người khá cực đoan. Ông cố tình sống vô gia cư vì theo ông, con người không nên cảm thấy xấu hổ khi làm những việc riêng tư ở chốn công cộng. Nhân gian đồn thổi là ông đã đi vệ sinh và thậm chí thủ dâm trước mặt người khác. Trước tình cảnh này, người đồng nghiệp của ông, triết gia nổi tiếng Plato đã gọi ông là “một kẻ điên”.

Không dừng lại ở đó, Diogenes còn nói với bạn bè là khi ông chết, ông không muốn được chôn cất. Ông muốn thi thể của mình được đặt ở ngoại thành để làm mồi cho muông thú. Theo ông, con người chết đi rồi sẽ chỉ còn là chiếc vỏ rỗng. Chính vì vậy, ông không quan tâm chuyện gì sẽ xảy ra với chiếc vỏ ấy. Tuy nhiên, theo Giáo sư Thomas Laqueur thuộc khoa Lịch sử của Đại học California tại Berkeley, mớ lý luận tưởng như điên rồ của Diogenes cũng có phần đúng. Tuy nhiên, nó chưa thỏa mãn được khía cạnh tồn tại của vấn đề.

Theo quan niệm chung, khi chết đi, những tinh túy của con người sẽ biến mất khỏi cơ thể, hay nôm na là “hồn lìa khỏi xác”. Như vậy, những gì còn lại ở nhân gian chỉ là cái xác không hơn. Không có bất kỳ một quy tắc nào yêu cầu chúng ta phải chăm sóc và mặc đồ cho cái xác, hay hoả thiêu rồi rải tro về đất mẹ. Theo ông Laqueur, con người đã biết cách chăm sóc cơ thể người chết từ ít nhất là 10.000 năm trước Công Nguyên, dù các cách thức có khác nhau. Lý do là vì con người tự coi việc sống với người chết là một giá trị văn hoá. Chính văn hoá tách biệt loài người chúng ta với các loài vật khác. Mặc dù cách lập luận của Diogenes cũng rất logic, nhưng thử hỏi mấy ai dám quăng xác người thân mình ra đường?

Xác chết quan trọng vì con người cho rằng nó quan trọng, và theo thời gian, mức độ quan trọng của nó chưa hề giảm bớt mặc dù cách thức đã thay đổi. Trong hơn 1000 năm từ thời Trung cổ đến đầu thế kỷ 19, đạo Kitô giáo quy định thi thể người chết phải được chôn cất tại nhà thờ của giáo xứ nơi họ sống, hoặc trong nhà thờ chính nếu người đó giàu hoặc là giáo sĩ. Điều này đã dẫn đến tình trạng… thiếu đất chôn táng. Các thi thể đổ về liên tục dẫn đến việc chôn cất chồng chéo lên nhau. Phần lớn trong số đó đều không được chôn cất tử tế, thậm chí không có bia mộ. Nếu có cũng chỉ viết qua loa hoặc bia mộ không mang tính suy tôn cá nhân.

Theo Laqueur, nghĩa trang thời kì này là chỉ một nơi để tụ tập những xác chết chứ không phải nơi tưởng niệm họ. Dù giai đoạn chôn cất có lộn xộn nhưng lại là sự lộn xộn có tổ chức, khi người chết được chôn dọc theo phía Đông – hướng của sự phục sinh. Theo John Calvin, một nhà thần học Tin lành, hành động này thể hiện niềm tin vào sự phục sinh hữu hình. Dẫu đậm chất tôn giáo nhưng việc chôn cất không tử tế dẫn tới hệ quả là theo thời gian, các xác chết bắt đầu chất đống và bốc mùi nặng nề. Trong hàng thế kỉ, người ta vẫn phải chịu đựng mùi hôi thối này.

Mãi cho đến đầu thế kỷ 19, văn hóa bắt đầu có sự thay đổi lớn nhờ cuộc cách mạng công nghiệp. Khi đó, các nhà hoạt động chính trị đã lên tiếng về tình trạng mất vệ sinh trước kia. Từ đó, các nghĩa trang chính thức thay thế cho nghĩa trang nhà thờ mới ra đời. Trong và sau cuộc cách mạng công nghiệp, London như được gột rửa khỏi mọi bụi bẩn. Cũng chính nhờ cuộc cách mạng này mà vấn đề thiếu hụt nghĩa trang cũng được xử lý nhằm đảm bảo y tế công cộng. Đại nghĩa trang đầu tiên của phương Tây ở Paris, được xây dựng bởi Napoleon, lấy cảm hứng từ những nghĩa trang ở Copenhagen, Glasgow, Boston và nhiều khác. Không giống như nghĩa trang nhà thờ, những nghĩa trang này được xây riêng cho người chết, mở cửa công khai và nằm xa .

Tiếp theo đó là sự ra đời của tục hoả táng. Tục này xuất phát từ những lập luận giống với Diogenes rằng con người khi chết đi chỉ là một cái vỏ rỗng. Vì vậy, người ta muốn tôn vinh thi thể bằng cách trả chúng về với tro bụi. Tro cũng được tưởng niệm bằng nhiều cách như rải xuống nước hoặc chôn cất. Tuy nhiên, tục lệ này cũng không thể thay thế được tục chôn táng.

Nếu chăm sóc thi thể người chết là một trong những nét văn hóa của con người, thì sợ hãi cái chết cũng chính là nét văn hóa thứ hai. Nhận thức tuổi đời hữu hạn có ảnh hưởng không nhỏ đến cách ứng xử của con người. Thông thường, theo thuyết kiểm soát sự sợ hãi, ý nghĩ sợ chết làm con người trân trọng và tìm kiếm những thứ mang tính bất tử. Chính vì vậy, con người mới luôn tưởng nhớ người chết. Ý niệm muốn sống mãi trong ký ức người khác hình thành từ nỗi sợ bị lãng quên, mặc dù không phải lúc nào người sống cũng nhớ tới người chết.

Thật vậy, nếu con người bất tử thì chắc hẳn chẳng ai còn sợ cái chết. Thế nhưng, nếu không còn sợ chết, có lẽ con người sẽ không còn để sống thật ý nghĩa. Khác với con vật không có nhận thức, con người nhận thức được sự sống hữu hạn nên luôn muốn sống mãi trong ký ức của người ở lại. Phải chăng những việc như phong hiệu cho người chết hay chăm sóc cơ thể người chết là cách giúp con người lưu giữ những người đã khuất trong cuộc sống của mình?

Tham khảo BusinessInsider

BÌNH LUẬN