Người càng thông minh càng giấu kỹ 3 điều này, tuyệt đối chẳng bao giờ thể hiện, chỉ có “thùng rỗng mới kêu to”
Giữa các mối quan hệ cá nhân trong xã hội, có rất nhiều “quy tắc ẩn” khác nhau tồn tại mà chúng ta cần phải tuân theo. Một khi cách hành xử của bạn phá vỡ những quy tắc ấy, bạn có thể sẽ làm tổn thương người khác và cả chính mình. Đôi khi, sự trưởng thành và khôn ngoan chỉ tới sau rất nhiều kinh nghiệm vấp ngã đau thương. Bạn ngã càng đau, lần sau sẽ càng tỉnh táo và biết tránh xa những lối hành xử sai lầm. Vì vậy, người càng thông minh hãy biết cách “giấu kỹ” 3 điều để không gây tổn hại các mối quan hệ cá nhân ngay từ hôm nay.
1. Che giấu sự vượt trội
Mỗi người có một mức độ vượt trội khác nhau trong đủ mọi lĩnh vực, đó có thể là bằng cấp giáo dục, có thể là nghề nghiệp hay tiền lương, có thể là chiều cao và hình thể… Cảm giác thỏa mãn về sự vượt trội của bản thân mình thực ra là trạng thái tinh thần hoàn toàn bình thường mà ai cũng có. Chỉ những người vô cùng tự ti mới không dám so sánh bản thân với người khác.
Tuy nhiên, việc cố gắng thể hiện sự vượt trội, ưu tú hơn người khác lại là hành động mà người thông minh không bao giờ muốn làm. Không một ai trên đời có thể vui vẻ khi nghe người khác nhận xét mình kém hơn hay phải nhận những lời khinh bỉ, coi thường. Tất cả những người thích thể hiện cảm giác vượt trội hơn người đều vô hình trung tạo ra cảm xúc bất mãn, thậm chí là ganh ghét, căm thù từ người đối diện. Chính vì vậy, tuy cảm giác vượt trội hơn người có thể mang lại cho bạn sự thỏa mãn, vui vẻ trong một thời gian ngắn, nhưng tác động tiêu cực nó để lại thì rất lâu dài và sâu sắc, một khi đã xuất hiện thì khó lòng thay đổi.
2. Đừng “thể hiện” sự giàu có
Con người sống trong xã hội thường có xu hướng thích so sánh lẫn nhau và họ có rất nhiều thứ để đem ra cân đong đo đếm. Trong đó, sự giàu có luôn là thước đo có giá trị nhất. Trong khi những thước đo khác ví dụ như hạnh phúc, tình cảm, may mắn hay nhan sắc… rất khó có thể so sánh một cách chính xác. Nhưng tiền bạc và khối lượng tài sản thể hiện sự giàu có thì hoàn toàn có thể đo đếm xác thực.
Thể hiện sự giàu có cho người khác thấy là hành vi thiếu khôn ngoan.
Do nguyên nhân như thế, việc khoe khoang, cách thể hiện sự giàu sang phú quý của mình đã trở thành một hành vi mang ý đả kích người khác. Những người xung quanh sẽ hình thành tâm lý chán ghét, thậm chí là cảm giác thù địch với những kẻ mở miệng khoe giàu. Hơn nữa, hành vi tiết lộ tài chính cá nhân sẽ mang lại cho bạn rất nhiều phiền toái và thị phi, có thể lọt vào tầm ngắm của kẻ gian hoặc phường trộm cướp. Chính vì vậy, người thông minh không bao giờ làm ra hành vi “khoe giàu” chỉ để thỏa mãn thói hư vinh trong một phút nhất thời, nhưng đem tới quá nhiều rủi ro và tổn thất cho cuộc sống của họ sau này.
3. Không khoe khoang hạnh phúc
Hạnh phúc là gì? Hạnh phúc thể hiện bằng lời nói kiểu gì? Hạnh phúc có thể đo đếm để mang ra so sánh được không? Đối với hầu hết mọi người, hạnh phúc thật ra rất đơn giản. Hạnh phúc không phải là khi tiền lương của bạn cao ngất trời, mà chỉ cần cao hơn đồng nghiệp vài trăm. Hạnh phúc chưa chắc đã là lúc công thành danh toại trong xã hội, mà là lúc mình có được cuộc sống thỏa mãn nhất trong số bạn bè xung quanh. Chỉ với cách “đo đếm” hạnh phúc như vậy, vô hình trung, chúng ta đã luôn đặt bản thân vào chiếc cân so sánh với người khác trong mọi lĩnh vực.
Tuy nhiên, có so sánh mới có phấn đấu và tiến bộ. Miễn là chúng ta nhớ rằng, bản thân sống tốt đã là một loại hạnh phúc đáng được trân trọng vô cùng. Do đó, việc cố thể hiện, khoe khoang sự hạnh phúc của mình trước mặt người khác chỉ làm rạn nứt những mối quan hệ cá nhân xung quanh. Hơn nữa, chính quá trình “trình diễn vẻ hạnh phúc” cũng không thể đem lại cho bạn hạnh phúc thực sự. Dù sao, người duy nhất thật lòng muốn quan tâm tới hạnh phúc của bạn chỉ có gia đình và bạn bè thân thiết. Còn với những người không muốn quan tâm, bạn có thể hiện cũng chẳng được gì.
Nếu phải dùng sự hâm mộ của người khác để đánh giá hạnh phúc của mình, bạn đã đánh mất quyền chủ động hạnh phúc.
Sau cùng, hạnh phúc là điều nên giữ cho riêng mình chứ không nhất thiết phải đi khoe khoang với thiên hạ để nhận lại sự đố kị ganh ghét của người khác. Hãy là người ứng xử thông minh chủ động nắm giữ chìa khóa hạnh phúc của mình chứ đừng để ảnh hưởng bởi sự đánh giá từ người xa lạ.
Hành động “nhỏ nhưng có võ” giúp các sếp thu phục lòng người, nhất là nhân viên dưới trướng mình: Tưởng là dễ nhưng chỉ số ít người dám làm.