Ngất xỉu với những loại chất đắt nhất hành tinh tiền tỷ chưa chắc mua được

0
795

Đây là một loại đá vô cùng quý hiếm, thậm chí hiếm hơn kim cương gấp 1 triệu lần. Nhưng vì nó không phổ biến trong ngành công nghiệp trang sức nên nó không đắt bằng kim cương. Nó có các màu tím, hồng, đỏ và trắng rất đẹp.
Nếu bạn cho rằng vàng, hay bạch kim, hay kim cương là những chất có giá trị nhất thế giới, thì có lẽ bạn cần tham khảo thêm danh sách dưới đây.
12. Nghệ tây – 11 đô/gram (hơn 251.000 đồng): Đây là loại gia vị vô cùng độc đáo, có lợi ích lớn đối với sức khỏe. Thế nhưng việc sản xuất nghệ tây lại rất mất thời gian và công sức, vì thế giá trị của nó là rất cao.

11. Vàng – 56 đô/gram (hơn 1 triệu 278 nghìn đồng ): Đây là kim loại quý nhưng phổ biến nhất thế giới, giá trị của nó có lẽ không cần phải bàn cãi.

10. Rhodi – 58 đô/gram (hơn 1 triệu 323 nghìn đồng): Rhodi nằm trong nhóm những kim loại quý và đắt tiền nhất thế giới. Nó cũng rất hiếm trong tự nhiên, mỗi 1 tấn đất chỉ có khoảng 0,001 gram Rhodi.

9. Bạch kim – 60 đô/gram (hơn 1 triệu 369 nghìn đồng): Đây là một thứ kim loại vô cùng quý và hiếm, có màu óng ánh bạc. Vì thế giá trị của nó cũng rất cao.

8. Sừng tê giác – 110 đô/gram (hơn 2,5 triệu đồng): Sở dĩ sừng tê giác đắt đỏ là vì nó chứa những đặc tính được cho là có tác dụng về mặt y học, nhưng đó chỉ là niềm tin hoàn toàn sai lầm. Sừng tê giác hoàn toàn không có chức năng y học nào cả, nó chỉ là một phiên bản độc đáo hơn của móng chân và móng tay mà thôi. Dù vậy, loài thú này đã và đang bị săn bắt nghiêm trọng, khiến chúng được liệt vào danh sách những loài thú nguy cấp, cần được bảo vệ.

7. Plutoni – 4.000 đô/gram (hơn 91 triệu đồng): Loại kim loại này có màu trắng bạc, rất giòn và cứng, bị oxy hóa rất nhanh. Nó là sản phẩm phụ thường xuyên có mặt khi nguyên tử urani bị tách làm đôi trong lò phản ứng hạt nhân. Nó được dùng để cung cấp nhiệt trong các máy phát điện hạt nhân, một loại động cơ cung cấp điện cho tàu không gian.

6. Đá Painite – 9.000 đô/gram (hơn 205 triệu đồng): Loại đá này hiếm đến nỗi trên thế giới chỉ có vài người biết đến sự tồn tại của nó. Nó là một dạng khoáng chất có màu cam hoặc nâu đỏ, được phát hiện từ cách đây 65 năm. Hiện tại trên thế giới chỉ có khoảng 25 mẫu khoáng vật này được tìm thấy.

5. Đá Taaffeite – 20.000 đô/gram (hơn 456 triệu đồng) hoặc 4.000 đô/cara (hơn 91 triệu đồng): Đây là một loại đá vô cùng quý hiếm, thậm chí hiếm hơn kim cương gấp 1 triệu lần. Nhưng vì nó không phổ biến trong ngành công nghiệp trang sức nên nó không đắt bằng kim cương. Nó có các màu tím, hồng, đỏ và trắng rất đẹp.

4. Triti – 30.000 đô/gram (hơn 684 triệu đồng): Đây là một đồng vị phóng xạ của hydro, chỉ được tạo thành ở dạng vết khi các bức xạ vũ trụ tương tác với khí quyển, chính vì thế nó cực kỳ hiếm trong tự nhiên. Còn trong phòng thí nghiệm, để sản xuất khoảng 450 gram chất này, người ta phải tiêu tốn đến 15 triệu đô (hơn 342 tỷ đồng).

3. Kim cương – 55.000 đô/gram (hơn 1,2 tỷ đồng): Đây chính là loại đá quý hiếm và được yêu thích nhất trên thế giới, đặc biệt đối với phụ nữ. Thế nhưng nó vẫn chưa phải là chất có giá trị lớn nhất hành tinh.

2. Californi – 25-27 triệu đô/gram (570-616 tỷ đồng): Đây là một kim loại tổng hợp có tính phóng xạ, được tạo ra lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất vào ngày 17/03/1950. Nó được sử dụng để khởi động các lò phản ứng hạt nhân, trị , phát hiện chất nổ và độ mỏi kim loại, khai thác dầu…

1. Phản vật chất – 62,5 ngàn tỷ đô/gram: Khi các vật chất thông thường va chạm với phản vật chất, nó sẽ nổ tung và phát sinh ra một nguồn năng lượng cực kỳ lớn. Việc sản xuất ra 1 milligram positron (còn được gọi là phản electron) để tạo nên phản nguyên tử và phản vật chất tiêu tốn khoảng 25 triệu đô (hơn 570 tỷ đồng). Theo lý thuyết, con người sẽ có thể sử dụng phản vật chất để làm nhiên liệu cho các con tàu du hành vũ trụ trong tương lai, thế nhưng trong thực tế, để sản xuất ra 1 gram phản vật chất, các nhà phải làm việc liên tục không ngừng nghỉ trong suốt 1 năm.

(Ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN