Ngạc nhiên trước sự chênh lệch về độ tuổi tự lập của các thanh niên trên thế giới

0
3701

Chính vì vậy, thời điểm sống tách riêng với cha mẹ của ở các nước cũng thường không giống nhau. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số nước trên thế giới và xem ở những quốc gia này, người ta bắt đầu cuộc sống của riêng mình từ năm bao nhiêu tuổi nhé!

Tùy vào từng nền văn hóa, các nước trên thế giới sẽ có những ngưỡng khác nhau về độ tuổi thanh thiếu niên bắt đầu . Có nơi được rất sớm nhưng cũng có nơi phải đến khi lập gia đình thì những đứa con mới bắt đầu làm chủ cuộc sống của mình. Chính vì vậy, thời điểm sống tách riêng với cha mẹ của giới trẻ ở các nước cũng thường không giống nhau. Chúng ta hãy cùng điểm qua một số nước trên thế giới và xem ở những quốc gia này, người ta bắt đầu cuộc sống của riêng mình từ năm bao nhiêu tuổi nhé!

Hy Lạp

Có thể nói, Hy Lạp là đất nước của những ông bố bà mẹ rất nuông chiều con cái. Bằng chứng là số người đến 30 tuổi vẫn sống cùng cha mẹ không hề hiếm. Các nhà xã hội học cho biết, thanh thiếu niên Hy Lạp đã quen với cuộc sống được cha mẹ trải thảm từ nhỏ, nên họ rất sợ và thiếu kĩ năng đối mặt với khó khăn. Thậm chí, nếu có ai đó muốn bắt đầu cuộc sống riêng thì cha mẹ vẫn đảm bảo tài chính cho con cái của mình. Tại Thessaloniki và Athens, việc những đứa con thuê căn hộ để ở và chi phí thuê nhà sẽ được trừ thẳng vào tài khoản ngân hàng của bố mẹ là hết sức bình thường.

Ý

Con người nước ý rất coi trọng tình cảm gia đình, mối liên hệ giữa các thành viên rất chặt chẽ, đặc biệt là giữa mẹ và con trai. Thế nên, hơn một nửa số Ý từ 18 – 34 tuổi vẫn sống cùng cha mẹ, dù đã có việc làm là không có gì quá lạ lẫm. Một lí do khác giải thích cho điều này là ở Ý khá cao và giới trẻ thường gặp khó khăn trong việc kiếm một công việc tốt. Các bậc phụ huynh Ý cũng luôn tạo điều kiện cho con cái mình có cuộc sống thoải mái nhất về cả vật chất lẫn tinh thần.

Israel

Ở Israel, việc các thanh thiếu niên gia nhập hàng ngũ quân đội sau khi hoàn thành bậc trung học là không hiếm. Thậm chí, sau khi kì nghĩa vụ quân sự kết thúc, nhiều người vẫn không về nhà mà bắt đầu cuộc sống của riêng mình. Những trường hợp vẫn sống cũng cha mẹ được cho là tạm thời, điều đó sẽ tiết kiệm tối đa chi phí nếu họ học cao đẳng, đại học. Nếu những đứa con kiên quyết muốn sống , thì các phụ huynh cũng thuận theo và không gây thêm áp lực.

Ai Cập

Sau tuổi 18, phần lớn các thanh thiếu niên Ai Cập sẽ cố gắng sống riêng với cha mẹ cho đến khi kết hôn. Nhưng để có thể lo được cho bản thân và lập gia đình, buộc người đàn ông phải có thu nhập tốt. Theo thông kê mới nhất, cứ 4 thanh niên Cairo trong độ tuổi kết hôn vẫn có một người sống cùng cha mẹ. Khủng khoảng kinh tế và vấn đề nhà ở là những lí do khiến nhiều người trẻ Ai Cập vẫn phải sống cùng cha mẹ dù họ không muốn.

Philippines

Văn hóa của người Philippines khá đậm chất người phương Đông, giới trẻ đất nước này sau tuổi trưởng thành và kể cả khi đã có việc làm ổn định thì họ vẫn ở lại sống cùng cha mẹ. Việc những người đến 40 tuổi chưa kết hôn vẫn sống cùng gia đình là điều bình thường. Đất nước này vẫn duy trì truyền thống nhiều thế hệ sống cùng một mái nhà. Thông thường, các chàng trai kết hôn sẽ đưa vợ về sống cùng gia đình. Giá nhà đất đắt đỏ cũng là một trong những lí do khiến người Philippines hiếm khi sống tách riêng khỏi gia đình.

Nga

Nga là đất nước rất chú trọng trong vấn đề hướng nghiệp cho giới trẻ. Hơn một nửa số thanh thiếu niên Nga sống với cha mẹ đến khi 24 tuổi. Ở các vùng nông thôn của Nga, người trẻ thường bắt đầu sống riêng từ 18 – 21 tuổi. Họ có thể sống trong kí túc xá hoặc thuê căn hộ cùng bạn bè. Hầu hết sau khi tốt nghiệp đại học, giới trẻ Nga đều tìm việc làm và tự chủ về tài chính. Còn trong quá trình học tập, họ thường vẫn được gia đình hỗ trợ tài chính bao gồm các khoản học phí và chi phí sinh hoạt.

Mỹ

Mỹ là một trong những nước có lối sống tự do, phóng khoáng nên việc một người trẻ sống cùng cha mẹ quá lâu sẽ rất “khó coi”. Dù có tiếp tục lên cao đẳng, đại hay không, thì sau tốt nghiệp trung học, thanh thiếu niên thường vẫn rời nhà sống riêng. Với suy nghĩ và của người Mỹ, họ cho rằng con cái sau 25 tuổi vẫn sống với cha mẹ trong bất kì trường hợp nào đều không thể chấp nhận.

Anh

Khác với nước Mỹ, tại Anh, những người trưởng thành vẫn có thể sống cùng cha mẹ nếu gia đình họ có một căn nhà lớn. Nhưng thông thường, giới trẻ Anh vẫn bắt đầu sống tự lập từ 24 tuổi. Dù ở đất nước này, để tìm một công việc tốt rất khó khăn nhưng họ vẫn nỗ lực hết sức để có thể độc lập về tài chính.

Pháp

Cũng giống như Mỹ, Thụy Điển, người Pháp bắt đầu cuộc sống xa cha mẹ sau khi kết thúc trung học (18 tuổi). Người Pháp khá có chí hướng, nên với các sinh viên ở Paris, họ sẵn sàng rời khỏi “thủ đô ánh sáng” để đến những trường đại học đào tạo tốt nhất chuyên môn mình theo đuổi. Các sinh viên sẽ sống ở kí túc xá hoặc thuê căn hộ cùng bạn bè. Các bậc phụ huynh Pháp cũng khá tôn trọng cuộc sống tự lập của con và thường không can thiệp nhiều.

Đức

Người trẻ Đức đều thường sống tự lập từ tuổi 25. Người Đức nghĩ rằng đó là độ tuổi phù hợp để những đứa con có thể tự lo liệu cho cuộc sống của mình mà không cần sự trợ giúp của cha mẹ. Theo thống kê, những người trên 40 tuổi vẫn sống cùng cha mẹ là rất hiếm, chỉ 4% ở nam giới và 1% ở nữ giới.

Nhật Bản

Ở lứa tuổi 18, khi bắt đầu vào cao đẳng, đại học, giới trẻ Nhật thường sẽ sống xa gia đình. Ngay từ nhỏ, những đứa trẻ Nhật đã được dạy cách sống tự lập, nên khi lớn lên họ luôn cố gắng sống riêng và có thể tự lo được mọi thứ cho mình một cách dễ dàng. Trường hợp thanh thiếu niên vẫn sống với cha mẹ vẫn có. Học bổng của các trường đại học ở Nhật thường không bao gồm tất cả các khoản chi phí và để có đủ tiền trang trải chi phí sinh hoạt, sinh viên của đất nước này hầu hết đều đi làm thêm với mức lương 40 – 80 USD/ngày (khoảng 880.000 – 1.760.000 VND).

Thụy Điển

Thanh thiếu niên Thụy Điển sẽ rời khỏi nhà và tự thuê một căn hộ riêng để sống vào năm 18 tuổi, nghĩa là khi vừa tốt nghiệp trung học. Thanh thiếu niên của đất nước này được dạy cách sống tự lập, cách quản lí tiền bạc, trả các hóa đơn. Họ vẫn thường sống cùng một với cha mẹ để không làm mất liên lạc, nhưng tuyệt nhiên hoàn toàn tự chủ động cuộc sống của mình. Những người đến độ tuổi này nếu vẫn sống phụ thuộc vào cha mẹ thì sẽ bị gọi một cách khinh miệt là “mambo” (nghĩa là “bám váy mẹ”).

Việt Nam

Cũng giống như người Philippines, giới trẻ Việt Nam vẫn sống cùng với cha mẹ sau tuổi trưởng thành rất nhiều. Sau khi tốt nghiệp trung học, các thanh thiếu niên vẫn sống xa nhà nếu học cao đẳng, đại học. Nhưng họ vẫn được sự hậu thuẫn của gia đình về mặt tài chính. Việc người đàn ông đến độ tuổi kết hôn nhưng vẫn sống cùng với gia đình là không hiếm. Văn hóa của người Việt đậm chất Á Đông nên họ không ngại việc sống cùng cha mẹ sau khi kết hôn.

Sớm hay muộn, những đứa trẻ cũng đều phải trưởng thành và tự có trách nhiệm với cuộc đời mình. Tuy nhiên, thời điểm sống tách riêng với cha mẹ vẫn không phải là điều quan trọng nhất để chứng minh sự tự lập của một người, mà hơn hết là chúng ta phải thực sự tự lập từ trong suy nghĩ đúng không nào!

(Ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN