Muốn lấy lòng tin của người khác trong nháy mắt – Hãy tỏ ra “ngớ ngẩn”

0
874

Nhưng sau khi anh đi hát karaoke cùng với đồng nghiệp, họ bắt đầu ghi tên anh trong nhóm các của hãng.

Để người khác tin tưởng mình, hãy cho họ thấy kiến thức và khả năng bản thân nhưng cũng đừng quên tỏ ra ngớ ngẩn để cho họ thấy được bạn cũng là con người bình thường như họ.

photo-1-1478742843357-crop-1478743272776

Có một sự hiểu lầm phổ biến là lòng tin phải được xây dựng và bồi đắp dần dần – và người duy nhất mà bạn có thể thổ lộ những thông tin cá nhân phải là bạn thân hoặc người thân trong gia đình, hay một người mà bạn đã quen biết từ lâu rồi.

Tuy nhiên một trong những điều đáng chú ý nhất trong cuốn sách “Bạn hay Thù”, xuất bản năm 2015 của 2 nhà Maurice Schweitzer và Adam Galinsky, đã làm thay đổi hoàn toàn suy nghĩ của mọi người về vấn đề nêu trên và cho rằng có một công thức nào đó để nhanh chóng giành được lòng tin của người khác.

Điểm mấu chốt ở đây chỉ đơn giản là tạo ra một sự cân bằng giữa thái độ nhiệt tình và năng lực của chính mình – nhờ thế bạn sẽ vừa có vẻ tài giỏi lại vừa gần gũi thân quen.

Ý tưởng này dựa trên một được thực hiện năm vào 1966 bởi Elliot Aronson, trong đó cho rằng những sai lầm nhỏ nhặt của một người có thể làm tăng sức của người đó.

Để thực hiện nghiên cứu này, các sinh viên nam được cho nghe những đoạn băng ghi âm về người được cho là đang luyện tập cho cuộc thi đồng đội Quiz Bowl; một số ứng viên tỏ ra gây ấn tượng mạnh, một số khác thì ít hơn.

Trong một vài trường hợp, ứng viên trong đoạn băng làm đổ một cốc cà phê lên người mình. Kết quả cho thấy các sinh viên thích những ứng viên để lại nhiều ấn tượng hơn những người mờ nhạt khác – nhưng họ còn thích những ứng viên đó hơn nếu họ làm đổ tách cà phê của mình.

Để minh họa giả thuyết này hoạt động ra sao trong thế giới thực, các tác giả đã sử dụng hình ảnh của các bác sĩ tâm lý, những người làm công việc khiến người khác bộc bạch về những lo lắng và bất an sâu thẳm của họ.

Một trong những sinh viên cũ của họ, đồng thời là một nhà tâm lý học tên là Tom, sẽ áp dụng một trong 3 cách khi gặp một bệnh nhân mới: Đánh rơi một chiếc bút chì, kể một câu chuyện cười cực kỳ nhạt nhẽo hoặc làm đổ tách cà phê của mình.

Có lẽ, các bệnh nhân của Tom đã bị ấn tượng mạnh với những tấm bằng treo trên tường trong phòng khám, nơi thể hiện khả năng và uy tín của anh. Giờ đây mục tiêu của Tom là thể hiện sự không hoàn hảo của mình và cho thấy thực ra anh cũng có thể mắc sai lầm như một người bình thường. Sự kết hợp giữa hai yếu tố nêu trên sẽ khiến anh có vẻ đáng tin cậy hơn.

Kỹ thuật này cũng có tác dụng ngay cả trong lĩnh vực

Các tác giả nêu ra ví dụ về một kỹ sư người Mỹ đang làm việc tại một công ty ở . Kỹ sư này cảm thấy rất bực mình vì liên tục bị ghi là khách mời trong biên bản các cuộc họp. Nhưng sau khi anh đi hát karaoke cùng với đồng nghiệp, họ bắt đầu ghi tên anh trong nhóm các nhân viên của hãng.
Điều mà tác giả muốn nói ở đây là những người cực kỳ tài giỏi có thể khiến họ trở nên gần gũi hơn – và đáng tin cậy hơn – nhờ tỏ ra hơi vụng về hoặc ngớ ngẩn. Nó khiến họ có vẻ trần tục và thân thiện hơn.
photo-2-1478742842204
Điều mà tác giả muốn nói ở đây là những người cực kỳ tài giỏi có thể khiến họ trở nên gần gũi hơn – và đáng tin cậy hơn – nhờ tỏ ra hơi vụng về hoặc ngớ ngẩn. Nó khiến họ có vẻ trần tục và thân thiện hơn.

“Hiệu quả của chiến lược này đã phá vỡ giả định thường thấy là niềm tin cần phải được tạo dựng dần dần theo thời gian”, các tác giả viết. “Nhờ biến bản thân mình thành một người tầm thường, người ta có thể tạo dựng niềm tin nhanh hơn và thậm chí trong thời gian cực ngắn”.

Tuy nhiên có 2 điều cần chú ý đó là: Thứ nhất, bạn phải thể hiện khả năng của mình trước khi thể hiện sự “không hoàn hảo” – nếu không công thức này sẽ vô tác dụng. Thứ hai, bạn không được mắc những sai lầm có nguy cơ hủy hoại năng lực bản thân của mình. Ví dụ, một bác sĩ phẫu thuật không được giả vờ đánh rơi thứ gì đó đang cầm trên tay và tỏ ra vụng về.
photo-3-1478742842573
Kết luận rút ra ở đây là: Nếu bạn muốn người ta tin tưởng mình, trước hết hãy khiến họ ấn tượng với kiến thức và khả năng của bạn, sau đó hãy cho họ thấy bạn cũng là một con người bình thường như họ.

Một lần nữa cần nhắc lại, không có gì khuất tất ở đây cả – tất cả đều nhằm giúp cho người khác có được cái nhìn toàn cảnh về năng lực và tính cách của bạn, và để cho họ quyết định xem có nên bộc bạch với bạn hay không.

BÌNH LUẬN