Khám phá những điều thú vị chỉ có ở đất nước được xây dựng bằng…..NIỀM TIN

0
2280

Người Thụy Điển rất thích các dịp hội hè. Ngoài các thông thường, người dân nơi này còn hay tổ chức những buổi hội hè bất thường, ví dụ như mừng ngày bánh quế, hội bánh waffle, hội bánh kem, lễ hội tôm, lễ hội cá, lễ hội pho mát….

1. Đất nước được xây dựng bằng… niềm tin

Một ngày tháng 11/2016, một cơn bão tuyết bất ngờ tràn xuống Stockholm trong khi cả chưa có bất kì một sự chuẩn bị nào: Những chiếc ô tô chưa được thay bánh xe mùa Đông, những đôi ủng tuyết vẫn nằm im lìm trong kho, những công nhân lái xe dọn tuyết làm việc bán thời gian vẫn chưa vào mùa làm việc… Stockholm bỗng chốc bị “đình công”: Hệ thống xe bus tạm ngừng hoạt động, bọn trẻ được nhà trường gửi về nhà, nhiều người lái xe ô tô phải bỏ xe lại trên phố và đi bộ và phần đông các công sở mắc kẹt ở văn phòng mà không biết tìm cách về nhà.

Trong tình huống hỗn loạn đó, những công dân Thụy Điển vẫn bình tĩnh và thản nhiên. Họ trò chuyện với nhau một cách lạc quan rằng: “Ngày mai mọi chuyện lại ổn thôi. Chính quyền thành phố sẽ giải quyết nhanh gọn việc này”. Cho dù ngoài trời tuyết vẫn rơi dày đặc, đến mức, những chiếc xe cào tuyết cũng không thể di chuyển, người ta vẫn có một niềm tin mạnh mẽ đến vậy… Và sáng sớm hôm sau, chưa đầy 8 tiếng đồng hồ, tuyết vẫn rơi, nhưng giao thông đã hoàn toàn thông suốt.

Người dân tin vào chính quyền và họ cũng tin tưởng nhau. Để làm được điều này, xã hội Thụy Điển có hai tiền đề vô cùng quan trọng: Ý thức tự giác của người dân và một hệ thống điều hành minh bạch và liên kết cao của chính quyền. Tại Thụy Điển có nguyên tắc công khai, tức là giới báo chí và tất cả các cá nhân đều có thể xem các văn kiện của công sở nhà nước, ngoại trừ một số ít trường hợp đặc biệt. Không một người nào phải nêu lí do tại sao muốn xem một văn kiện nhất định và cũng không phải trình chứng minh thư.


2. Đi đầu về bình đẳng giới

Thụy Điển được xem là một trong những quốc gia đi đầu về bình đẳng giới. Nam, nữ có các cơ hội phát triển sự nghiệp ngang nhau. Trong gia đình, các ông bố Thụy Điển có trách nhiệm chia sẻ công việc nội trợ, chăm sóc con cái giống các bà mẹ. Cảnh những ông bố đẩy xe nôi, cho con ăn, thay tã… trên đường phố là điều thường thấy.


3. cao nhưng mọi người đều vui vẻ đóng

Thụy Điển là một trong những quốc gia có thuế suất cao nhất thế giới. Chẳng hạn, bạn có mức lương là 72.000 đô la Mỹ/năm (khoảng 6.000 đô la Mỹ/tháng), bạn sẽ phải trả 31% cho thuế thu nhập. Trên tổng số lương đó, người sử dụng lao động sẽ phải trả thêm 31,42% cho bảo hiểm xã hội. Như vậy, thuế thu nhập gồm hai nguồn chính là thu nhập của người lao động và phí bảo hiểm xã hội của người lao động do người sử dụng lao động đóng. Sau khi thu thuế, chính quyền vùng có trách nhiệm dùng ngân sách đó để cơ sở hạ tầng liên vùng như đường sá, cầu cống, bệnh viện lớn. Chính quyền đô thị và tỉnh chịu trách nhiệm về an ninh, môi trường, chăm sóc y tế và cho người dân, từ mầm non tới các cơ sở dưỡng lão.

Đóng thuế cao như vậy, nhưng mọi người dân Thụy Điển và cả những người nước ngoài sống ở Thụy Điển đều vui vẻ, không một chút phàn nàn. Sở dĩ như vậy bởi người Thụy Điển tin chính quyền sử dụng tiền thuế của họ một cách đúng đắn và hiệu quả.

Khi gọi taxi ở Thụy Điển, dù khoảng cách xa hay gần, bạn chỉ phải trả một khoản tiền tương đương giá mở cửa là 10 SEK (khoảng 30.000 đồng). Số tiền còn lại do… nhà nước (bảo hiểm xã hội) chi trả.

Khi người phụ nữ sinh con, cả hai vợ chồng sẽ được nghỉ 16 tháng mà vẫn hưởng 80% thu nhập. Bố và mẹ có thể chọn cách nghỉ liên tục hoặc nghỉ cách quãng cho tới khi con được 8 tuổi. Người bố được nghỉ tối thiểu 60 ngày để chăm sóc vợ và con. Nếu bố và mẹ chia đôi mỗi người nghỉ tám tháng thì nhà nước sẽ thưởng thêm cho vợ chồng khoảng 1.000 đô la Mỹ. Mỗi đứa trẻ sinh ra được trợ cấp tiền đến 16 tuổi, mỗi tháng khoảng 150 đô-la.

Được biết, Thụy Điển là nước ít tham nhũng thứ 4 trong danh sách nhận thức tham nhũng (CPI) của Tổ chức minh bạch Thế giới năm 2016. Quốc vương Thụy Điển từng đến Việt Nam và Thái Lan bằng máy bay dân dụng mà không sử dụng chế độ chuyên cơ. Những chi tiêu của bộ máy hành chính được công khai trên website của chính phủ nước này. Bất kì người dân nào cũng có quyền yêu cầu tiếp cận thông tin, kiểm soát từng khoản chi tiêu hay giám sát những quyết định của bất kì quan chức hay cơ quan công quyền nào. Báo chí Thụy Điển đã nhiều lần yêu cầu văn phòng chính phủ công khai những hóa đơn tiếp khách, trong đó có giá của từng món ăn, từng chai rượu, để dư luận đánh giá xem chi tiêu như vậy có lãng phí hay không.


4. Kiệm lời và khiêm tốn

Người Thụy Điển sống theo triết lí Lagom – nghĩa là vừa đủ, cân bằng hoặc chia phần đều nhau trong mọi hoàn cảnh, từ thời tiết đến các vấn đề như tiền bạc, tài sản. Với họ, mọi thứ chỉ cần vừa đủ chứ không nên quá thừa thãi.

Người Thụy Điển thường bị hiểu nhầm là hay ngại ngùng hoặc nhạt nhẽo, tuy nhiên việc kiệm lời là một đặc điểm tính cách được người dân nước này coi trọng hàng đầu. Những cuộc nói chuyện về các chủ đề vặt vãnh bị người Thụy Điển cho là vô bổ. Họ luôn đi thẳng vào vấn đề và đôi khi lựa chọn sự im lặng để tránh gây bất đồng.

Khiêm tốn là khái niệm riêng biệt của những người ở bán đảo Scandinavi với hàm nghĩa về sự khiêm nhường cũng như tự chủ trong giao tiếp xã hội. Mục đích sử dụng của khái niệm này được dùng để loại bỏ thái độ khoe khoang, ham hố hư danh dưới bất kỳ hình thức nào. Người thành công ở bất cứ lĩnh vực nào dù là thời trang, thể thao, công nghệ, thiết kế hay y tế đều có quyền tự hào về thành quả của mình, nhưng nếu khoe khoang chiến tích của mình sẽ bị coi là không mấy tốt đẹp.


5. Không có tài sản vẫn sống được

Một người không có tài sản cũng vẫn sống được ở Thụy Điển, bởi họ được hưởng trợ cấp xã hội. Nếu mắc bệnh, họ sẽ được nằm bệnh viện với đầy đủ chế độ chăm sóc y tế và thuốc men. Nếu không may qua đời, các cơ sở dịch vụ công sẽ đưa xe tới chở thi hài đi. Sau đó, họ sẽ lo liệu đầy đủ tang lễ, từ áo quan, tới các thủ tục nhà thờ, thậm chí cả hoa trong lễ tang đều được chuẩn bị chu đáo. Thân nhân của người đã khuất không phải chi bất cứ đồng nào, làm bất cứ việc gì, ngoại trừ… đứng đáp lễ.


6. Có thể uống nước trực tiếp từ vòi

Thụy Điển cũng là một trong số ít các quốc gia trên thế giới nơi bạn có thể uống nước trực tiếp từ vòi. Nước từ hệ thống nước sạch công công đủ an toàn để uống ngay tức thì. Nếu bạn khát nước trong khi đang đi đường, bạn có thể uống nước tại bất kì vòi nước công cộng nào của Thụy Điển. Bạn có thể tiết kiệm tiền và góp phần bảo vệ môi trường bằng cách không cần mua nước đóng chai.


7. Đất nước sạch nhất thế giới

1/3 diện tích Thụy Điển là rừng và đường phố sạch sẽ không có lấy một cọng rác. Nếu như bạn thường phân loại đồ tái chế được hay không tái chế được khi đổ rác thì ở Thụy Điển, chúng còn được phân loại theo cách thức tái chế: đốt làm nguyên liệu, ủ làm phân bón hay làm sạch và tái sử dụng. Tuy khá phức tạp nhưng điều này lí giải tại sao phần lớn rác ở Thụy Điển được tái chế hơn là đem chôn lấp.

Những đứa trẻ từ khi bé đã được dạy dỗ rất cẩn thận về chuyện phân loại rác và các kí hiệu trên các thùng rác ở Thụy Điển. Hình ảnh ai đó đứng tần ngần rất lâu bên thùng rác, trước một dãy người dài xếp hàng, để quyết định mình sẽ vứt rác vào thùng nào là khá phổ biến ở đất nước này.

Bằng sự quyết tâm của Chính phủ và của cộng đồng, các chương trình chuyển hóa chất thải thành năng lượng cũng như thói quen xử lí rác một cách hiệu quả mà Thụy Điển đang đối diện với tình trạng thiếu rác thải. Và Chính phủ Thụy Điển đã lên kế hoạch nhập khẩu rác từ các nước láng giềng.


8. Văn hóa đúng giờ

Đúng giờ được xem là một nét văn hóa của người Thụy Điển. Người dân đất nước Bắc Âu nổi tiếng là rất coi trọng việc đúng giờ ở mọi lúc mọi nơi, dù bạn đi phỏng vấn hay đơn giản là hẹn hò uống cà phê với bạn bè. Văn hóa đúng giờ biểu tượng cho sự tôn trọng và tính hiệu quả tại Thụy Điển. Các phương tiện công cộng, như tàu điện ngầm, thường khởi hành đúng giờ quy định.

Việc đúng giờ không chỉ quan trọng trong văn hóa mà còn cả đời sống xã hội tại Thụy Điển. Tất cả các cuộc họp sẽ bắt đầu đúng giờ dù có đủ người tham gia hay không. Ý niệm về lịch trình cũng được tôn trọng từ đầu tới cuối cuộc họp. Vì vậy không bất ngờ khi nhìn thấy những hạn chót thường được đưa ra trong các cuộc họp. Người Thụy Điển làm gì cũng thường lên kế hoạch và sắp xếp lịch trình.


9. Lễ hội khắp nơi

Người Thụy Điển rất thích các dịp hội hè. Ngoài các ngày lễ thông thường, người dân nơi này còn hay tổ chức những buổi hội hè bất thường, ví dụ như mừng ngày bánh quế, hội bánh waffle, hội bánh kem, lễ hội tôm, lễ hội cá, lễ hội pho mát….


Với những chủ trương “kì lạ” ít có quốc gia nào làm được, có thể nói Thụy Điển là một đất nước đáng để sống và học hỏi.

BÌNH LUẬN