Hồi xưa, muốn trông “chất chơi” thì phải có đủ 13 món “hàng hiệu” này

0
619

Vào những năm 80, mũ cối có giá không hề rẻ, lên đến 1 chỉ vàng (khoảng 80 đồng). Thậm chí, vào thời kì cao điểm, món đồ này có giá lên đến 150 đồng, tức khoảng 2 chỉ vàng.

Nếu có cỗ máy thời gian quay trở lại ngày xưa, bạn có muốn biết ông bà, bố mẹ mình đã ăn mặc thế nào để ra dáng “chất chơi” không?
Mỗi thời có một xu hướng thời trang cũng như các tiêu chí để đánh giá tầng lớp “đại gia” khác nhau. Đối với thời cách đây vài chục năm, khi nền kinh tế Việt Nam còn chưa phát triển và chịu nhiều ảnh hưởng từ chiến tranh, tiêu chí đánh giá đối tượng “đại gia” không thể là nhà lầu, siêu xe hay tài sản quy ra tiền, mà chỉ gói gọn trong 13 món “hàng hiệu” dưới đây.
Mũ cối
Ngày nay, ở các tỉnh miền Bắc, chúng ta vẫn khá dễ dàng gặp lại những chiếc mũ cối do các chú, các bác đội. Có lẽ đó chính là món đồ thời trang làm nên vẻ ngoài thật “chất” cho họ thời xưa.

Vào những năm 80, mũ cối Trung Quốc có giá không hề rẻ, lên đến 1 chỉ vàng (khoảng 80 đồng). Thậm chí, vào thời kì cao điểm, món đồ này có giá lên đến 150 đồng, tức khoảng 2 chỉ vàng.
Quần bò Thái

Thời xưa, có đại hạ giá lắm thì một chiếc quần bò Thái cũng đã ngót nghét 2 chỉ vàng! Các “đại gia” thời xưa còn dám mạnh tay chi đến 4 chỉ vàng để tậu về một chiếc quần bò có kiểu dáng độc lạ, khác với hàng đại trà!
Áo Liên Xô

Thời xưa, hễ gắn mác Liên Xô là có vẻ “sang chảnh” lắm đấy. Bởi thế mà không phải ai cũng sắm được chiếc áo khoác này đâu.
Dép đúc

Thời chiến tranh cực khổ, đa số người dân chỉ đi chân đất, nếu “có điều kiện” hơn một chút thì còn được đôi guốc mộc hay dép cao su xỏ bốn quai. Chỉ có các “đại gia” mới dư dả để sắm cho mình một đôi dép đúc như thế này mà thôi.
Dép nhựa Tiền Phong

Bên cạnh dép đúc còn có một phụ kiện “hot” không kém, đó chính là dép nhựa Tiền Phong. Torng khi dép đúc được coi là “mốt” của các “dân chơi phố huyện” thì dép nhựa Tiền Phong trắng mới đích thị là dấu hiệu nhận diện “dân chơi” thành thị.
Dép Lào

Thời nay dép Lào rẻ và đại trà là thế nhưng khoảng độ chục năm về trước, nó được coi là “một trong những đỉnh cao thời trang” đấy nhé, nhất là khoảng thời gian sau chiến tranh. Dép Lào có đế càng dày thì càng sang trọng.
Đồng hồ Seiko

Nếu bạn đã từng nghe qua và thắc mắc câu hát: “Một yêu anh có Sen kô / hai yêu xe đạp Pơ giô đón nàng” thì hẳn là có cả một “giai thoại” về “dân chơi” thời xưa và chiếc đồng hồ đến từ này đấy nhé. Đồng hồ Seiko thời xưa đã có chức năng chạy tự động, không phải lên giây, lại hiện ra cả thứ, ngày, tháng. Đây thật sự là một món phụ kiện cực kì xa xỉ và hiện đại đối với người dân thời ấy.
Vô tuyến

Giữa thời buổi đất nước còn khó khăn thì không phải ai cũng có đủ tiền cho các nhu cầu cơ bản huống chi là sắm hẳn một chiếc vô tuyến như thế này đâu.
Đài cassette Sony

Vật dụng này được mua tại Nga và chỉ có tầng lớp “đại gia” mới đủ khả năng chi trả.

Xe Favorite

Xe Favorite là một loại xe của Tiệp Khắc cũ, thường được các “đại gia thời xưa” nhắm đến. Để sở hữu chiếc xe này, người chủ phải đăng kí biển số, xe phải được kiểm soát bằng giấy chứng nhận sở hữu của cơ quan chức năng. Chính vì luôn chiếm giữ vị trí top đầu về sự sang trọng mà chiếc Favorite đã xuất hiện trong câu truyền miệng nổi tiếng: “Làm trai cho đáng nên trai/ Có Pha vơ rít, có đài giắt lưng”.
Xe Peugeot
Favorite được ưa chuộng là thế nhưng vẫn không thể qua mặt Peugeot. Xe Peugeot – hay còn được gọi là xe Lơ – đã đi vào dân gian một cách rất hóm hỉnh nhưng cũng đầy thực tế. “Đẹp trai đi bộ không bằng mặt rỗ đi Lơ”.

Hiện nay, những chiếc xe Peugeot vẫn còn giữ được giá trị “đẳng cấp thượng thừa” khi được dân chơi xe cổ rất ưa chuộng. Giá của mỗi chiếc có thể lên đến vài ngàn USD.
Xe Babetta

Chiếc xe máy đạp Babetta này cũng là một trong những dấu hiệu nhận diện “đại gia” cách đây vài chục năm.
Xe Honda Super Cub
Thời xưa, “đại gia” nào “mạnh tay” lắm mới “rước” được chiếc Honda Super Cub “huyền thoại” này về nhà. Chiếc Honda Super Cub đầu tiên xuất hiện vào năm 1958, và khi đến Việt Nam, nó đã tạo nên một “lịch sử oai hùng” trên đường phố Việt Nam gần nửa thế kỉ.

Đến tận những năm 1990, xe Honda Super Cub vẫn còn nằm trong vị trí top đầu của phương tiện vận chuyển thời ấy. Giờ đây, có lẽ bạn đã hiểu câu nói: “Trăm lời anh nói không bằng làn khói Honda” có nguồn gốc từ đâu rồi nhỉ?
Ảnh: Internet

BÌNH LUẬN