Hình ảnh hiếm hoi về “sở người” một trong những thú vui vô nhân tính thời quá khứ

0
820

Thật vậy, đã có nhiều ít người ở và châu Á bị bắt và đưa đến các quốc gia phương Tây, nuôi nhốt lại nhằm mục đích giải trí.
Một vết nhơ trong quá khứ mà người đời sau cũng phải hổ thẹn với chính mình.
Sở thú là nơi đưa con người đến gần với thế giới hoang dã. Thật thú vị làm sao khi được thấy tận mắt những sinh vật chúng ta không bao giờ gặp trong đời thường và quan sát cuộc sống của chúng. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ, vườn thú vẫn sẽ thu hút họ về một thế giới lạ lẫm mà mình chưa được đặt chân tới.
Nhưng ít ai ngờ rằng, khoảng vài thập niên trước, sở thú không chỉ là nơi nhốt thú với mục đích cho con người nhìn ngắm, tham quan, mà còn là để nhốt… người. Thật vậy, đã có nhiều bộ tộc ít người ở châu Phi và châu Á bị bắt và đưa đến các quốc gia phương Tây, nuôi nhốt lại nhằm mục đích giải trí.
Dưới đây là 15 bức ảnh minh chứng về sự thật đen tối về trong lịch sử loài người:

Người dân bộ lạc Selk’Nam bị đem ra trưng bày trong khi đi tới châu Âu

Carl Hagenbeck, người đã nghĩ ra ý tưởng nuôi nhốt người, đã bắt 11 người Selk’Nam bản địa và nhốt họ trong những chiếc lồng

Bức ảnh gây tranh cãi về một cô bé người châu Phi bị đem ra trưng bày thị chúng ở Brussels, Bỉ vào năm 1958.

Một người lùn Congo (Pygmy Congo) tên là Ota Benga được nuôi nhốt ở vườn thú Bronx và chụp hình với loài linh trưởng.

“Sở người” ở Paris, với tên gọi Jardin d’Agronomie Tropicale.

“Sở người” này đã thu hút hơn 1 triệu lượt khách trong vòng 6 tháng kể từ ngày thành lập. Nơi đây còn được xem như biểu tượng sức mạnh của thực dân Pháp.

“Sở người” này mô phỏng cuộc sống của một bộ lạc châu Phi, từ nền nông nghiệp đến kiến trúc.

Hồi năm 2006, nơi này được mở lại dưới dạng công viên nhưng người Pháp xem đây là một vết nhơ trong quá khứ. Từ đó, do không mấy ai lui tới nên nơi này đã đóng cửa trở lại.

Cô gái trong bức ảnh là Sarah Baartman trong tình trạng không mảnh vải che thân. Sau khi chết, xác của cô được đem vào trưng bày tại Viện bảo tàng Nhân loại cho đến năm 2002 khi Nelson Madela yêu cầu dẹp bỏ để tôn trọng nhân quyền.

Một bà mẹ và con mình bị đem ra trưng bày ở “Làng da đen” ở Đức

Một góc nhìn khác được chụp ở “Làng da đen” ở Đức đã tô đậm hành động vô nhân đạo khi thị chúng những người này, hàng rào kia là bức ngăn những tù nhân vô tội với thế giới bên ngoài.

Trưng bày những người châu Á và châu Phi trong môi trường tự nhiên đã trở thành “trào lưu” phổ biến lúc bấy giờ.

Hội chợ Thế giới Paris năm 1931 cũng cho thấy sự hiếu kì của công chúng với các nền văn hoá mà trước giờ họ chưa từng được biết đến

Trong các cuộc triển lãm trên thế giới, những người thổ dân bị buộc phải nhảy múa cùng du khách.

Nhiều bộ tộc khác cũng phải chịu số phận tương tự. Trên đây là ảnh của 5 người thuộc bộ lạc Kawesqar (Ấn Độ) bị bắt cóc vào năm 1881 và đưa tới châu Âu.

Chỉ cần nghĩ tới viễn cảnh con người bị nuôi nhốt với mục đich mua vui giải trí đã đủ kinh khủng. May mắn sau cùng với xã hội phát triển những hành động hủ bại ấy đã được xóa bỏ.

BÌNH LUẬN