Giếng khổng lồ chứa carbon nóng chảy diện tích bằng đất nước Mexico

0
713

Thời gian lưu trú của loại carbon này trong vỏ Trái Đất là tương đối lớn (gần 1 tỷ năm), vì vậy mà nó không phải là một mối đe dọa sắp xảy ra.
Chúng ta lại phát hiện thêm một nguồn thải carbon, đóng góp vào quá trình biến đổi khí hậu.

Một miệng đã được phát hiện ở bên dưới nước Mỹ, nếu lượng carbon này bị thoát ra ngoài bề mặt Trái Đất, nó sẽ tạo ra một thảm họa cho hành tinh.

Các nhà đang sử dụng những cảm biến địa chất lớn nhất trên thế giới để mô phỏng lại khu vực nằm bên dưới bề mặt Trái Đất này, diện tích của nó vào khoảng 1,8 triệu km vuông.

Diện tích này tương đương với đất nước Mexico và các nhà cũng nói rằng nó có khả năng tạo một thảm họa môi trường chưa từng có.

Khám phá này có thể sẽ thay đổi sự hiểu biết của chúng ta về trữ lượng carbon của Trái Đất, nó có thể nhiều hơn nhiều so với những gì chúng ta nghĩ trước đây.


Công viên Quốc gia Yellowstone cũng nằm trong khu vực được nghiên cứu.

Việc khoan đủ sâu để có thể tận mắt nhìn thấy lớp vỏ manti của Trái Đất là bất khả thi, vì vậy một nhóm các nhà nghiên cứu đã sử dụng các cảm biến tiên tiến để mô phỏng lại khu vực này, sau đó sử dụng các phương trình toán học để giải thích các kết quả.

Nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà địa chất học tại Đại học Royal Holloway ở London, sử dụng một mạng lưới khổng lồ bao gồm 583 cảm biến địa chất để đo đạc các rung động của Trái Đất, từ đó mô phỏng được khu vực bên dưới bề mặt này.

Được gọi là lớp vỏ manti trên, khu vực này được biết đến là nơi có nhiệt độ rất cao, nơi mà carbon rắn bị nóng chảy, tạo thành một mô hình địa chất đặc biệt.

Miệng giếng được các nhà khoa học phát hiện chính là một “bể chứa” cực lớn, nó tạo ra carbon dioxide (CO2) và một số loại khí độc khác, nằm bên dưới miền Tây nước Mỹ, cách bề mặt Trái Đất 350 km.

Theo kết quả của nghiên cứu, được công bố trong tạp chí Trái Đất và Khoa học Hành tinh, các nhà khoa học tin rằng lượng khí CO2 ở lớp vỏ manti trên của Trái Đất có thể lên đến con số 100 nghìn tỷ tấn.

Trong khi đó, Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ ước tính lượng khí thải carbon toàn cầu trong năm 2011 là gần 10 tỷ tấn – một con số “nho nhỏ” so với 100 nghìn tỷ tấn.

Những hồ chứa carbon kiểu này cuối cùng sẽ tìm cách để thoát khí lên bề mặt Trái Đất thông qua những vụ phun trào và góp phần vào việc làm thay đổi khí hậu mặc dù quá trình này xảy ra rất chậm. Tuy nhiên, nếu lượng khí độc này đột ngột bị thoát ra bề mặt Trái Đất sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc.

Tiến sĩ Sash Hier-Majumder của Khoa Khoa học Trái đất thuộc Đại học London dẫn đầu nghiên cứu nói rằng:

“Thời gian lưu trú của loại carbon này trong vỏ Trái Đất là tương đối lớn (gần 1 tỷ năm), vì vậy mà nó không phải là một mối đe dọa sắp xảy ra.”

“Loại carbon này chìm vào bên trong lớp vỏ manti thông qua lớp vỏ đại dương, sau đó có thể tìm cách trở lại bề mặt Trái Đất thông qua các cung núi lửa (cung núi lửa là một dãy các đảo núi lửa hay các núi nằm gần rìa các lục địa được tạo ra như là kết quả của sự lún xuống của các mảng kiến tạo).”

“Cung núi lửa sẽ phát thải ngược từ 30-40% của tổng lượng carbon đã chìm vào vỏ Trái Đất. Số lượng carbon còn lại sẽ ở trong lớp vỏ manti một thời gian dài sau đó.”

Trước đây, các cấu trúc ở bên trong vỏ Trái Đất có ảnh hưởng đến biến đổi khí hậu vẫn chưa được tính đến. Nhưng với khám phá này, nó không chỉ có ý nghĩa với việc mô phỏng lại các khu vực bên trong lớp vỏ Trái Đất mà còn ảnh hưởng đến cả bầu khí quyển tương lai của chúng ta.

“Ví dụ: chỉ cần phát thải khoảng 1% tổng lượng CO2 vào bầu khí quyển sẽ tương đương với việc đốt 2,3 nghìn tỷ thùng dầu.”

“Sự tồn tại của các hồ chứa carbon bên dưới bề mặt cho thấy vai trò quan trọng của các lớp vỏ Trái Đất trong chu trình toàn cầu của carbon.”

Khu vực được nghiên cứu bao gồm cả Công viên Quốc gia Yellowstone, nơi trước đây đã phát hiện bằng chứng về một siêu núi lửa có thể gây nguy hiểm cho hành tinh.

Nguồn: genk

BÌNH LUẬN