7 địa danh bất khả xâm phạm trên thế giới, số 2 được mệnh danh là ‘hầm tận thế’

0
3275

Một trong những khu vực của vùng Andaman là Vịnh Bengal, nơi trú ẩn của một bộ lạc thuộc thổ dân Sentinelese, họ tránh tiếp xúc với nền văn minh và quyết liệt chống lại bất cứ sự xâm nhập nào. Theo lời các nhà , thổ dân này đã sống 60.000 năm trong sự cô lập với nền văn minh của loài người.

Chúng ta ai cũng thích khám phá thế giới xung quanh và tìm đến những vùng đất mới lạ. Thật không may, trừ trường hợp đặc biệt ra thì những địa danh dưới đây được coi là “bất khả xâm phạm” đối với khách du lịch.

1. Giường ngủ của Nữ hoàng ở London, Anh

Phòng ngủ của những người phụ nữ đứng đầu vương quốc Anh không phải là nơi mà ai cũng có dịp “mục sở thị”. Nơi đây được cảnh giới nghiêm ngặt và rất ít khi mở cửa cho du khách vào tham quan.

▼ Chiếc giường cao quý của Nữ hoàng Caroline – vợ của vua George IV. Bà đã sử dụng nó từ năm 1820 cho đến khi qua đời vào năm 1821.


Trong suốt thế kỷ XVII – XVIII, phòng ngủ của vua chúa Anh là nơi mà các triều thần rất muốn được vào diện kiến. Họ muốn được đặt chân vào nơi quyền quý và riêng tư này, bởi nếu được đức vua hay nữ hoàng triệu kiến tại đây chứng tỏ họ là nhân vật vô cùng quan trọng và được trọng dụng.

▼ Giường của Nữ hoàng Modena xứ Scotland và Ireland. Bà là người vợ thứ hai của vua James II và VI. Vị nữ hoàng này đã ngủ trên chiếc giường trong thời gian từ năm 1685-1688.


▼ Chiếc giường với những hoa văn tuyệt đẹp dành cho Nữ hoàng Anne. Tuy nhiên, bà đã qua đời trước khi những người thợ giỏi nhất đất nước hoàn thiện nó.

2. Hầm lưu giữ hạt giống toàn cầu Svalbard ở Nauy

Hầm chứa hạt giống toàn cầu (Global Seed Vault) nằm an toàn bên trong ngọn núi Plataberget ở Svalbard, Na Uy, cách không xa Bắc Cực, theo Reuters. Cơ sở còn có tên gọi “hầm chống ngày tận thế” này được đào sâu vào lớp băng và đá, do nhà khoa học kiêm nhà bảo tồn đa dạng sinh học Cary Fowler tạo ra để bảo vệ một trong những nguồn tài nguyên giá trị dễ bị tổn hại nhất hành tinh là thực vật.

Hiện nay, căn hầm lưu trữ 864.309 mẫu vật. Kế hoạch của Fowler là cất giữ 4,5 triệu chủng loại cây trồng, với trung bình 500 mẫu vật cho mỗi chủng loại. Hầm có thể chứa tối đa khoảng 2,5 tỷ hạt giống.

Tất nhiên, nếu không có giấy phép đặc biệt thì bạn không thể vào trong căn hầm này.


3. Giáo hội các Thánh hữu Ngày sau của Chúa Giê Su Ky Tô ở tiểu bang Utal nước Mỹ

Du khách có thể tiếp cận nhiều nơi của căn hầm này ngoại trừ một khu vực bí mật. Nơi đây được cho rằng có cất giữ những bí mật quý giá nhất của tôn giáo này và được bảo vệ rất cẩn mật.


4. Động Chauvet ở miền Nam nước Pháp

Hang động này không chào đón các khách du lịch đơn giản vì nó chứa những tác phẩm nghệ thuật được coi là cổ xưa nhất trên thế giới, và nó cần được niêm phong để bảo tồn nguyên trạng.

Theo đánh giá của giới khoa học, Chauvet là một trong những bảo tàng tự nhiên về nghệ thuật thời tiền sử lớn nhất từ trước tới nay.

Hai phần chính của động được các thời tiền sử dùng cho mục đích khác nhau. Phía ngoài động, hình ảnh trong các bức bích họa chủ yếu đều là màu đỏ pha ít đen hoặc là được chạm khắc. Phía trong động thì trái lại, các con vật trong bức vẽ đều là màu đen với ít hình chạm khắc và ít gam đỏ hơn.


Hàng trăm bức vẽ loài vật được ghi chép lại, mô phỏng ít nhất 13 loài vật bao gồm cả những loài quý hiếm hoặc đã bị tuyệt chủng trong những bức tranh khác của kỷ băng hà.


5. Đảo Surtsey ở Iceland

Đảo này được đặt theo tên của nhân vật huyền thoại Surtr, thủ lĩnh những người khổng lồ bằng lửa. Kể từ khi được hình thành, đảo Surtsey chỉ phục vụ cho mục đích khoa học nên các du khách không được chào đón ở đây.


6. Đảo Bắc Sentinel

Một trong những khu vực của vùng Andaman là Vịnh Bengal, nơi trú ẩn của một bộ lạc thuộc thổ dân Sentinelese, họ tránh tiếp xúc với nền văn minh và quyết liệt chống lại bất cứ sự xâm nhập nào. Theo lời các nhà khoa học, thổ dân này đã sống 60.000 năm trong sự cô lập với nền văn minh của loài người.

Những người này ra sức bảo vệ lãnh thổ của họ: ví dụ như vào năm 2004 họ đã bắn vào một máy bay trực thăng của chính phủ Ấn Độ bằng các mũi tên khi máy bay bay qua đảo sau một đợt sóng thần để tìm kiếm các địa phương cần sự giúp đỡ. Nạn nhân gần đây nhất của họ là một số ngư dân, sau đó, các nhà chức trách tại Ấn Độ đã kêu gọi người dân tránh xa những người Sentinelese và vùng lãnh thổ này.


7. Đảo Gruinard

Vào năm 1942, chính phủ Anh đã mua đảo Gruinard của Scottland để thử nghiệm vũ khí sinh học – đặc biệt là bệnh than. Trong lúc thí nghiệm, người ta phát hiện ra rằng bệnh than đã gây ô nhiễm cả khu vực trong một thời gian dài, và là nguyên nhân gây ra cái chết của hầu hết người dân ở đảo này. Đến năm 1980, đã trở thành một trong những nơi chết chóc nhất trên hành tinh.

Vào năm 1986 các nhà khoa học bắt đầu “làm sạch” hòn đảo, và nó đã được tuyên bố an toàn vào năm 1990. Tuy nhiên, không ai dám định cư ở đó. Các chuyên gia cảnh báo rằng, các bào tử bệnh than vẫn còn lẫn trong đất của hòn đảo, điều này có nghĩa là khu vực này không phù hợp với việc sinh sống đến hàng trăm năm tiếp theo.

BÌNH LUẬN