Gia đình EINSTEIN đã phải trả cái giá đắt như thế nào để thế giới có được một thiên tài?

0
703

Eduard – con trai Einstein – phải vật lộn với căn bệnh tâm thần và nhiều lần cố gắng tự tử, cuối cùng chết trong một bệnh viện tâm thần. Einstein đã không hề đến thăm con trong hơn 3 thập kỉ. Hans Albert – một người con trai khác của Einstein – từng nói rằng: “Có thể duy nhất ông ấy từ bỏ chính là tôi”.

Có thể nói, Albert Einstein đã để lại cho nhân loại một công trình có sức ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của , đó chính là “Thuyết tương đối”. Phương trình về sự tương đương khối lượng và năng lượng mà nhà vật lí đại tài người Đức này phát triển từ năm 1907 đến 1915 cũng được cho là phương trình nổi tiếng nhất mọi thời đại. Sau đó, vào năm 1921, Einstein đã nhận giải Nobel nhờ khám phá ra định luật của “Hiệu ứng quang điện”.

Einstein đã để lại cho nhân loại một công trình nghiên cứu có sức ảnh hưởng sâu rộng đến sự phát triển của khoa học chính là “Thuyết tương đối”.

Cho đến khi qua đời vào năm 1955, Einstein đã để lại cho đời cả một gia tài đồ sộ gồm hàng trăm công trình nghiên cứu. Nhưng đằng sau những thành tựu rực rỡ ấy trong sự nghiệp của Einstein lại là câu chuyện cuộc đời đầy buồn bã của những người thân yêu của thiên tài này.

Einstein là một thiên tài, không ai có thể chối cãi điều đó, nhưng ông chỉ dồn thời gian và tâm sức vào công việc của mình. Thế giới của ông là một nơi hoàn toàn khép kín, nơi để bộ óc siêu phàm của ông có thể cho ra hàng trăm, hàng nghìn ý tưởng về khoa học. Ông vẫn có riêng cho mình một tổ ấm nhỏ, nhưng như một lẽ tự nhiên, công việc ngày càng làm cho khái niệm “gia đình” và cả hình ảnh của nó dần trở thành một cái bóng mờ nhạt trong tâm trí nhà vật lí vĩ đại này.

đã phải trả một cái giá quá đắt cho sự nghiệp thành công của ông. Người ta gọi đó là “thỏa thuận với quỷ” (Faustian bargain).

Einstein và người vợ đầu tiên của mình là Mileva Maric.

Phóng viên Mỹ Walter Isaacson từng nói “một trong những điểm mạnh của Einstein với tư cách là nhà tư tưởng là ông có khả năng điều chỉnh tất cả những sự sao nhãng, một điều mà đối với Einstein đôi khi bao gồm cả gia đinh và con cái”. Có lẽ vì thế mà khi các thành viên trong gia đình càng mong muốn nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ ông, Einstein lại càng tập trung gấp đôi vào công việc. Thậm chí, Einstein từng nói rằng: “Tôi đối xử với vợ của mình như một mà tôi không thể sa thải”.

Những căng thẳng lên đến đỉnh điểm khi cuộc của Einstein đứng trước bờ vực đổ vỡ. Tuy nhiên, thay vì cứu vãn nó, Einstein lại đưa cho vợ mình một bản hợp đồng chi tiết về những gì ông yêu cầu nếu bà muốn cuộc này tiếp tục. Trích một phần nhỏ về các điều kiện mà Einstein đưa ra:

“1. Cô phải đảm bảo rằng:

– Quần áo của tôi phải luôn được giặt giũ, là ủi và bảo quản trong điều kiện tốt.

– Tôi sẽ nhận được 3 bữa ăn đều đặn tại phòng riêng.

– Phòng ngủ và phòng nghiên cứu của tôi luôn phải được giữ sạch sẽ và ngăn nắp, đặc biệt bàn của tôi thì chỉ tôi được động được vào.

2. Cô sẽ từ bỏ những cá nhân với tôi trừ trường hợp cần giữ hình thức bên ngoài đối với xã hội. Cụ thể, cô không được yêu cầu tôi:

– Ngồi cạnh cô khi ở nhà.

– Đi ra ngoài chơi hoặc đi du lịch với cô.

3. Cô phải tuân theo những điểm sau đây trong quan hệ với tôi:

– Không mong đợi tôi âu yếm cô và cũng không được trách móc tôi dưới bất kỳ hình thức nào.

– Cô phải im lặng ngay khi tôi yêu cầu.

– Rời khỏi phòng tức khắc nếu tôi yêu cầu mà không được cãi lại.

– Không được bôi nhọ tôi bằng lời nói hoặc hành động trước mặt con cái”.

Einstein dành phần lớn thời gian cuộc đời mình cho các công trình nghiên cứu.

Vợ của Einstein đã phải miễn cưỡng với những thỏa thuận mà ông đưa ra. Khoảng cách tình cảm mà Einstein tạo ra cùng những mối quan hệ ngoài luồng của ông với các cô gái trẻ tuổi – những người không đòi hỏi tình cảm từ ông, khiến vợ của nhà vật lí vĩ đại không cảm thấy quá ngạc nhiên trước cái kết quá chóng vánh của cuộc hôn nhân này.

Đó là chuyện tình cảm vợ chồng của Einstein, vậy còn tình cảm cha con thì như thế nào? Einstein từng là một người cha ân cần, chu đáo khi những đứa con của ông còn bé. Nhưng năm tháng qua đi, thời gian và công việc dần kéo ông ra khỏi chúng. Ông yêu thương và nâng niu những đứa con tinh thần hơn là để tâm xem máu mủ của mình đã sống ra sao. Sau khi li hôn, Einstein hiếm khi đến gặp các con mà càng tập trung nhiều hơn cho công việc.

Vợ và hai con trai của Einstein.

Eduard – con trai Einstein – phải vật lộn với căn bệnh tâm thần và nhiều lần cố gắng tự tử, cuối cùng chết trong một bệnh viện tâm thần. Einstein đã không hề đến thăm con trong hơn 3 thập kỉ. Hans Albert – một người con trai khác của Einstein – từng nói rằng: “Có thể công trình duy nhất ông ấy từ bỏ chính là tôi”.

Cuối cùng, đằng sau một cuộc đời rực rỡ với ánh hào quang của những thành công và thành tựu, Einstein cũng không hẳn là bậc vĩ nhân hoàn hảo như người ta vẫn ca tụng bởi ông chỉ thành công trong sự nghiệp nhưng gần như thất bại với đời tư của chính mình. Có thể nói sự vô tâm mà cha đẻ “Thuyết tương đối” đã dùng để đối xử với những người thân yêu của mình đã khiến gia đình Einstein phải trả cái giá quá đắt để thế giới có được một thiên tài.

(Ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN