Giá dầu tăng mạnh sau sự đổ vỡ của đối thoại Saudi Arabia

0
1043

Giá dầu thế giới ngày 17/10 tăng mạnh sau khi khi thông tin về việc cuộc đối thoại giữa Saudi Arabia và Kuwait về các mỏ dầu chung đổ vỡ.

Ghi nhận của Petrotimes, đầu giờ ngày 17/10, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2018 trên sàn New York Mercantile Exchanghe ở mức 71,95 USD/thùng, tăng 19 cent trong phiên và tăng 34 cent so với đầu giờ ngày 15/10.

Trong khi đó, giá dầu WTI giao tháng 11/2018 đứng ở mức 72,08 USD/thùng, tăng 16 cent trong phiên và tăng 40 cent/thùng so với đầu giờ ngày 16/10.

Còn theo ghi nhận trên ifcmarketc, đầu giờ ngày 17/10, giá dầu WTI được giao dịch ở mức thấp nhất là 71,94 USD/thùng và cao nhất là 72,00 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu WTI đứng ở mức 72,02 USD/thùng, tăng 0,6%.

Với dầu brent, đầu giờ ngày 17/10, giá dầu brent được giao dịch ở mức thấp nhất là 81,34 USD/thùng và cao nhất là 81,40 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu brent đứng ở mức 81,37 USD/thùng, tăng 0,96%.

Giá dầu thế giới tăng mạnh do những lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung được dấy lên. Căng thẳng giữa Mỹ và Saudi Arabia xung quanh vụ việc nhà báo Khashoggi biến mất đang gây tác động tiêu cực lên thị trường dầu mỏ toàn cầu.

Tuyên bố sẵn sàng trừng phạt Saudi Arabia nếu nhà báo Jamal Khashoggi bị cơ quan an ninh của quốc gia này giết chết của Tổng thống Donald Trump đã dấy lên những nghi ngại về một cuộc khủng hoảng nguồn cung dầu mở, bởi cùng với Nga, Saudi Arabia là quốc gia có sản lượng dầu mỏ cung cấp ra nhất. Một lệnh trừng phạt, nếu có, của Mỹ đối với hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Saudi Arabia sẽ đẩy ra dầu tăng chóng mặt. Một đã được đưa ra, nếu Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt với Saudi Arabia, giá dầu có thể lên mức 200 USD/thùng.

Trong ngày 16/10, giá dầu đã tạm hạ nhiệt khi các phân tích cho thấy, lệnh trừng phạt nếu được áp dụng sẽ gây tổn hại lớn cho không chỉ nền kinh tế toàn cầu mà với ngay chính nước Mỹ.

Một diễn biến mới, theo S&P Global Platts dẫn một nguồn tin thân cận cho biết, cuộc đối thoại giữa Saudi Arabia và Kuwait về các mỏ dầu chung đã đổ vỡ. Điều này đã dấy lên những nghi ngại về khả năng cung ứng dầu của các nước OPEC, bởi Saudi Arabia và Kuwait là những quốc gia đóng góp sản lượng lớn của khối OPEC.

Trong khi đó, sau những phiên giảm điểm liên tiếp và dấy lên những nghi ngại về triển vọng tăng trưởng của kinh tế toàn cầu, toàn cầu đã phục hồi trở lại với những thông tin tích cực từ kết quả của khối ngân hàng và các công nghệ. Triển vọng kinh tế sáng sủa đồng nghĩa với nhu cầu dầu của nền kinh tế sẽ tăng theo và tạo áp lực lên nguồn cung.

BÌNH LUẬN