Đây là một loài nấm không độc nhưng không ăn được vì nó có vị rất đắng, trên thân nó chảy ra một loại chất lỏng màu đỏ tươi trông giống như máu, có mùi khó chịu. Chúng được tìm thấy ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Iran và Hàn Quốc.
Nếu như trên đời có những loài cây xinh đẹp nở hoa thơm tho thì cũng phải có những loài cây quái dị và bốc mùi thum thủm.
Nấm chảy máu răng (Hydnellum Peckii): Đây là một loài nấm không độc nhưng không ăn được vì nó có vị rất đắng, trên thân nó chảy ra một loại chất lỏng màu đỏ tươi trông giống như máu, có mùi khó chịu. Chúng được tìm thấy ở Bắc Mỹ, Châu Âu, Iran và Hàn Quốc.
Gọng vó (Cape Sundew): Đây là loài cây bản địa tại Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi, sở hữu những chiếc lá dài 3,5cm (không tính cuống) và rộng 0,5 cm, trên bao phủ những tuyến màu sặc sỡ tiết ra chất nhầy. Đây chính là những chiếc bẫy chết người đối với côn trùng. Mỗi khi bắt được một con, lá sẽ cuộn xung quanh con mồi và cuộn dần cho tới cuốn, trong vòng 30 phút nó sẽ xơi xong con mồi.
Hoa Rafflesia: Đây chính là loài hoa đơn lớn nhất thế giới, dù vậy người ta không thể nói chắc chắn nó là cái cây hay là cái cây hoa vì nó chỉ có mỗi một bông hoa khổng lồ, không cuống, không lá, không cả rễ, và nó bốc mùi rất khủng khiếp, vì thế nó còn có tên là hoa xác chết. Loài hoa này sống ký sinh, và trước khi nó nở ra hoa thì nó chỉ là một dạng sợi nhỏ chỉ bằng sợi chỉ, bám trên phần thân leo của cây chủ và hút chất dinh dưỡng từ đó. Sau khi no nê, từ chỗ đó sẽ mọc ra một cái bướu, và sau một thời gian cái bướu đó sẽ nở thành bông hoa khổng lồ.
Hydnora Africana: Loài cây này trông giống như trong phim khoa học viễn tưởng, ngoại trừ việc thứ bạn nhìn thấy trong ảnh thực ra không phải là cây mà chỉ là hoa, còn cây của nó mọc bên dưới mặt đất. Hoa của nó tỏa ra một mùi thum thủm giống như phân, giúp thu hút các loài bọ chui vào bên trong. Tuy nhiên nó không ăn thịt chúng mà chỉ nhốt chúng trong đó cho đến khi hoa hoàn toàn trưởng thành, sau đó nó mới thả bọn bọ ra ngoài để đi thụ phấn giúp chúng.
Nấm hầu thủ: Loại nấm này được trồng nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, có thể ăn được và dùng để làm dược liệu. Nó có khả năng chống ung thư, kích thích tế bào thần kinh phát triển và diệt giun sán. Dù vậy ngoại hình của nó lại đủ để khiến người ta phải tránh xa.
Cây bọng đái (Bladderwort): Loài cây này có thể được tìm thấy trên các sông suối ao hồ ở những vùng nhiệt đới. Điểm đặc biệt ở chúng đó là vào mùa nở hoa, chúng có thể nổi trên mặt nước nhờ những chiếc bè không khí phồng ra dưới gốc. Những chiếc bè này sử dụng lực hút chân không để bắt nhốt những động vật không xương sống và cả những con cá nhỏ rồi ăn thịt. Còn những khi không nở hoa, chúng trôi dạt dưới nước giống như tàu ngầm. Chúng có thể sinh sống tốt trong mọi hoàn cảnh, được xem là thực vật gây hại.
Thạch lan: Thứ bạn đang nhìn thấy đây không phải là một chậu đá nở hoa mà là một loại cây trong họ thực vật mọng nước có hình dáng trông như những viên đá, giúp chúng dễ dàng ẩn mình khỏi kẻ thù giữa những tảng đá thật. Ở Việt Nam, chúng được gọi bằng một số tên như sinh thạch, ngọc đầu thạch, sen đá, xương rồng, thạch lan, hoa đá, hoa sỏi…, rất được dân văn phòng ưa chuộng và săn lùng. Chúng có thể sống hơn 50 năm.
Bách lan (Welwitschia Mirabilis): Đây là một loài cây độc đáo chỉ mọc trên sa mạc ở Namibia và Angola. Nó được gọi là hóa thạch sống vì trong khi các họ hàng gần của nó đã tuyệt chủng hết thì nó vẫn còn trường tồn mãi mới thời gian, và vòng đời của nó có thể kéo dài từ 500 đến 1.500 năm hay 2.000 năm, thậm chí sống sót qua cả những điều kiện thời tiết khắc nghiệt nhất. Và dù có lớn đến đâu thì nó vẫn chỉ có 2 bẹ lá. Họ hàng xa của nó là thông, vân sam và linh sam.
(Ảnh: Internet)