Thành hay bại đều dựa cả vào 4 dấu mốc sự nghiệp quan trọng: 20 tuổi học hỏi, 30 tuổi cống hiến, 40 tuổi nhìn lại, và 50 tuổi phải biết làm điều này!
Khi nghĩ về sự nghiệp, chúng ta thường nói đến những kế hoạch 5 năm hơn là di sản cả đời. Chúng ta không nhận ra rằng, quan niệm này chính là điều sẽ cản trở chúng ta trên bước đường thành công của mình.
Mặc dù không phải lời khuyên nào cũng áp dụng được cho mọi công việc, nhưng chúng ta nên đề ra những mục tiêu theo từng thập kỷ. Tập trung vào những điều ta muốn làm trong vòng 10 năm sẽ giúp ta sẵn sàng cho tương lai hơn. Theo Natalia Peart – nhà tâm lý học tại Đại học John Hopkins, chúng ta nên chủ động hơn trong những vấn đề liên quan tới sự nghiệp của mình.
“Đừng chờ đợi người khác quyết định sự nghiệp cho bạn. Cũng đừng đợi đến lúc chán nản hay buộc phải nhảy việc mới đi tìm,” bà nói. “Bạn luôn phải ở trong tư thế sẵn sàng tìm việc làm và cởi mở với các cơ hội trong tương lai.”
Dưới đây là lời khuyên của Natalia về những điều nên làm trong từng thập kỷ:
Từ 20 đến 29 tuổi
– Trở thành một freelancer, nhất là trong thời buổi nền kinh tế tự do đang ngày một phát triển.
– Tìm cho mình một nghề tay trái, kể cả khi đã đi làm full-time.
– Mua một trang web, lấy tên miền có chứa tên của bạn.
– Dù học ngành gì, bạn cũng nên rèn luyện các kỹ năng linh hoạt như thích nghi, giao tiếp, làm việc nhóm, kiên cường và tư duy phản biện.
– Tập trung xây dựng các mạng lưới và tìm người cố vấn. Đây là bước sẽ giúp bạn thăng tiến trong công việc qua các năm.
– Gặp gỡ những người mới, tiếp xúc với những tư tưởng, ý kiến khác biệt. Đừng thu hẹp thế giới quan của mình.
– Đừng lo lắng nếu chưa thấy triển vọng trên con đường sự nghiệp của mình. Bạn không cần phải biết tất cả mọi bước ngay từ bây giờ.
Từ 30 đến 39 tuổi
– Biết nhìn xa trông rộng. Điều này sẽ là “kim chỉ nam” cho sự nghiệp của bạn, giúp bạn khắc phục sai lầm của mình cũng như tiến tới những cơ hội tốt đẹp hơn nếu có.
– Đừng quan tâm đến chức danh của mình. Nó không định nghĩa sự nghiệp của bạn.
– Mở rộng mạng lưới quan hệ hơn những năm 20 tuổi. Tham gia các hội nhóm và các hội thảo chuyên nghiệp.
– Tình nguyện đứng ở vị trí lãnh đạo, tham gia các sự kiện. Xây dựng thương hiệu của bản thân bằng sự hiện diện.
– Kể cả khi bạn tạm dừng công việc để gây dựng gia đình, hãy giữ quan hệ với mạng lưới của mình. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng quay lại sau đó.
Từ 40 đến 50 tuổi
– Nhìn lại bản thân, bởi đây có thể là khoảng thời gian cho một sự thay đổi cá nhân hoặc công việc.
– Xem xét những cơ hội mới để có thêm nguồn lợi tài chính hoặc thỏa mãn niềm vui công việc.
– Nhìn lại các kinh nghiệm đã đúc kết được, xâu chuỗi thành câu chuyện của riêng mình. Điều này sẽ giúp bạn xây dựng cái tôi mà không cần quan tâm đến chức danh hiện có.
– Hoàn thiện những gì bạn muốn làm.
– Xác định lĩnh vực vàng để phát triển và thăng tiến.
– Xác định giá trị mà bạn muốn mang lại cho những người khác, đồng thời bắt đầu tự hỏi bản thân xem đâu là di sản mình muốn để lại cho hậu thế.
– Thương lượng về tiền lương, hoặc để ý các cơ hội mới có thể có. Đừng quá dựa dẫm vào các đánh giá mang tính hình thức.
– Xây dựng một bộ hồ sơ ghi chép những kinh nghiệm mà bạn đã đạt được qua từng năm.
– Luôn cập nhật và thích nghi với những xu hướng và thay đổi trong ngành của mình, đừng để mình lạc hậu.
– Có hiểu biết về công nghệ kỹ thuật số. Kỹ năng này cần thiết đối với mọi lứa tuổi.
Từ 50 đến 60 tuổi
– Học hỏi từ người khác, đồng thời chỉ bảo người khác bằng kinh nghiệm của mình. Điều này sẽ giúp thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ.
– Tăng cường sự hiện diện bằng cách trở thành người cố vấn hoặc giám đốc – lấy kinh nghiệm sẵn có làm lợi thế.
– Xác định giá trị của sếp, không chỉ tuổi thọ của công việc.
– Đảm bảo rằng bạn có đủ khả năng để kể một câu chuyện hấp dẫn về bản thân, từ đó chứng minh được sự vô giá của mình với sếp.
– Tập trung vào lợi ích sống còn của công ty. Nhờ đó, giá trị của bạn càng được công nhận.
– Tập trung vào thành tựu và di sản của mình – những thứ bạn muốn người đời ghi nhớ mãi sau khi bạn về hưu.
– Bắt đầu lên kế hoạch về hưu, xem xét rằng liệu mình có muốn tiếp tục làm việc nữa hay không.
Hãy nhớ rằng, dù mỗi người có một công việc riêng độc đáo, những dấu mốc này sẽ vẫn ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, không chừa một ai. Vì vậy, chúng ta phải luôn luôn học hỏi và trau dồi, xây dựng và mở rộng cộng đồng và mạng lưới quan hệ, tập trung vào mục tiêu lớn, đồng thời tạo dựng giá trị riêng của bản thân nhằm chứng minh khả năng với bất kỳ công ty hay tổ chức nào.