Điểm mặt các dòng nội y “cổ” điên rồ nhất trong lịch sử nhân loại

0
9239

Rất may là chúng ta đã không còn phải sử dụng những món đồ “kinh dị” này nữa.

Ngày xưa, đồ luôn là đề tài hết sức tế nhị, không phải ai cũng thoải mái nói về nó giống như hiện nay. Chính vì thế, bạn có bao giờ thắc mắc của con người ngày xưa trông như thế nào không?

1. Khố


Có lẽ đây chính là món đồ nội y đầu tiên mà con người từng mặc, xuất hiện cách đây khoảng 7.000 năm, có từ thời Ai Cập và Hy Lạp cổ đại, rồi được sử dụng rộng rãi vòng quanh thế giới trong một giai đoạn dài sau đó. Chúng là một miếng da mềm, vải len, vải lanh, hoặc lụa nếu là đồ dành cho giới quý tộc, quấn quanh eo và giữa hai chân, dùng cho cả nam giới và phụ nữ. Riêng đối với phụ nữ thì họ có thêm một miếng vải khác để quấn quanh ngực.

Ở những nước có khí hậu nóng bức, người ta thường chỉ đóng khố và không mặc thêm gì khác bên ngoài. Còn ở những nơi có khí hậu lạnh hơn, đây là món đồ nội y đúng nghĩa, dùng để mặc bên trong quần áo.

2. dài


Đến thời Trung Cổ, tại một số cộng đồng ở Đức và Xen-tơ, những chiếc khố đã bị thay thế bằng những chiếc quần rộng, dài đến đầu gối hoặc bắp chân, phần eo có dây rút, chủ yếu dành cho đàn ông. Chúng được làm bằng da, len, vải cotton hoặc vải lanh, mặc bằng cách bước chân vào giống như những chiếc quần hiện đại ngày nay.

Đến thời Phục Hưng, những chiếc quần lót dài này được may ngắn hơn vì chúng được mặc lót bên trong những chiếc váy dài đến đầu gối, mặc kèm áo giáp, bên dưới có đi kèm vớ dài màu sắc sặc sỡ.

3. Bộ phận che chắn cho đàn ông


Ở châu Âu vào thế kỷ thứ 15 và 16, trên các bộ trang phục của nam giới quý tộc thường có gắn thêm một dụng cụ che chắn bộ phận nhạy cảm của đàn ông, được gắn chặt vào quần dài bằng dây, cúc hoặc một số phương pháp khác, và được để lộ rõ ra bên ngoài trang phục.

Vua Henry VIII của nước Anh được cho là người nảy ra ý tưởng về bộ phận che chắn này. Nó giúp đàn ông dễ dàng đi tiểu tiện mà không cần phải cởi bỏ quần lót dài mặc bên trong, đồng thời nó thể hiện khả năng sinh sản của đàn ông. Qua thời gian, nó càng trở nên thịnh hành và tăng dần về kích cỡ, và chỉ rơi vào quên lãng vào cuối thế kỷ 16.

Ngày nay, miếng giáp che chắn này vẫn còn được sử dụng, thường là trong các trang phục biểu diễn của các nhóm metal rock hay trang phục của một số môn thể thao đối kháng.

4. Áo cooc-xê


Bắt đầu từ thế kỷ thứ 16 ở châu Âu, những chiếc cooc-xê trở nên thịnh hành, giúp cả phụ nữ lẫn đàn ông thay đổi dáng vóc một cách đáng kể. Chúng được làm từ thép hoặc xương cá voi với phần khung rất cứng, khiến cho thân trên luôn trong tư thế vươn thẳng, mông cong ra sau, và eo được thít rất chặt chỉ còn một vòng nhỏ xíu, đó được xem là chuẩn mực của vẻ đẹp vào thời đó. Chiếc áo này được mặc bên trong nhiều lớp lụa là quần áo khác, rất được các quý tộc ưa thích.

Tuy nhiên, kiểu áo này thường gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho người mặc, như đau lưng, tức ngực, khó thở, thậm chí gây tổn thương nội tạng và gãy xương, đến nỗi có rất nhiều người bị ngất xỉu khi đang mặc chiếc áo “tra tấn” này vào người.

Thông thường, áo cooc-xê được mặc kèm với váy phồng. Để tạo hình dáng phồng cho váy, phụ nữ sẽ mặc thêm bên trong một chiếc khung nặng nề, và nó rất phổ biến trong những năm 1880.

5. Đai vệ sinh


Mãi đến năm 1800, những chiếc băng vệ sinh tiện dụng mới được phát minh ra, còn trước đó, nữ giới thường giữ vệ sinh cho mình vào ngày đèn đỏ bằng cách đeo chiếc đai co giãn này quanh hông, ở dưới có gắn một miếng thấm hút. Tất nhiên, nó không thể gọn gàng và thoải mái được như những chiếc băng vệ sinh hiện đại khi nó liên tục bị lệch, di chuyển, cọ vào người gây khó chịu, và chiếc đai thít rất chặt vào hông.

Tóm lại, với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp , đặc biệt đối với đồ nội y, chúng ta cảm thấy rất may mắn khi không còn phải sử dụng những món nội y “kinh dị” như trên. Thế mới biết, sức chịu đựng của người xưa thật đáng ngưỡng mộ.

(Nguồn ảnh: Internet)

Theo: Thethaovanhoa.vn

BÌNH LUẬN