Đây là lý do mà tại sao Tôn Ngộ Không luôn để gậy như ý ở tai

0
1218

Mọi người đều biết trên đường đi lấy kinh, binh khí sử dụng nhiều nhất chính là cây . Trên đường phò Đường Tăng đi lấy kinh, đã diệt trừ được biết bao nhiêu yêu quái, cho dù lên tới Thiên Đình hay xuống tới địa ngục, cũng chưa bao giờ rời xa cây gậy như ý của mình.

Những lúc đánh nhau với yêu tinh, cây gậy như ý phát huy sức mạnh thần kì làm người xem vô cùng thích thú. Tuy nhiên, trong một số tập phim cây gậy đã bị yêu quái cướp mất, sau đó sức mạnh của Tôn Ngộ Không đã bị giảm đi rất nhiều, Tôn Ngộ Không chỉ còn cách lên trời cầu xin sự giúp đỡ của các vị thần tiên. Vậy không rõ trong cây gậy như ý này ẩn giấu một sức mạnh huyền bí đến mức nào?

Đầu tiên, cây gậy như ý là một cây gậy không giống với các cây gậy thông thường, nó do Thái Thượng Lão Quân tôi luyện thành. Chúng ta đều biết Thái Thượng Lão Quân vốn có một lò luyện đơn vạn năng, rất nhiều bảo bối trên thiên giới đều từ đây mà ra, cây gậy thần kỳ của Tôn Ngộ Không cũng là một trong những “tuyệt tác” của Thái Thượng Lão Quân.

Vào thời kì Đại Vũ (Hạ Vũ) trị thủy, cây gậy này đã phát huy tác dụng to lớn trong vai trò làm thước đo độ sâu của nước, sau đó đã trở thành báu vật chấn cung ở Đông Hải Long Cung. Nói đến đây, chúng ta không thể không nói tới lần Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung, một mình Tôn Ngộ Không làm náo loạn cả thiên đình, thiên đình đã phải cử Thác Tháp Thiên Vương, Na Tra, Nhị Lang Thần,… ra ứng phó. Sau cùng mọi người đã hiểu, Ngộ Không làm được như vậy là nhờ vào cây gậy như ý này. Cây gậy được làm từ thép, toàn thân mạ vàng, bên trên có hoa văn tinh tế. Điều đặc biệt của cây gậy là nó có thể phóng to, thu nhỏ hàng trăm lần, nó được điều khiển bằng suy nghĩ của Tôn Ngộ Không.

Do cây gậy này có thể biến thành cây cột cao bằng núi, cũng có thể thu nhỏ chỉ bằng cây kim, vì thế nó được gọi là cây gậy như ý. Nói đến đây, có thể mọi người sẽ liên tưởng tới những vũ khí được sử dụng trong phim hành động của Mỹ như phim Người vận chuyển, Người kiến, v.v.. Ngày nay, những vũ khí này đều là những thành quả của kỹ thuật hiện đại, là kết tinh trí tuệ của con người. Vậy mà từ xưa, chiếc gậy như ý “thần thánh” đã được nghĩ tới và được Tôn Ngộ Không sử dụng trong suốt một thời gian dài.

Trong phim, chiếc gậy như ý được Tôn Ngộ Không được biến hóa thành nhỏ như cây kim và cất giấu ở tai, khi chưa được lệnh của Tôn Ngộ Không, cây gậy không bao giờ tự ý rời khỏi chỗ của mình, cũng không bị rơi ra ngoài. Mọi người sẽ hỏi, bình thường tai chúng ta đâu có thể cất giữ một đồ vật gì, huống hồ để một cây kim ở đó chẳng lẽ không bị ngứa, bị đau hay sao, vậy tại sao Tôn Ngộ Không lại không hề bị sao cả?

Đề cập tới vấn đề này, chúng ta phải nói tới đặc điểm của kim loại làm ra cây gậy như ý này. Do cây gậy có đặc tính đặc biệt và khả năng biến hình, vì thế tác giả Ngô Thừa Ân đã phù phép cho nó có một sinh mạng giống như con người, tất cả những khả năng thần kỳ ông đều ém vào trong vũ khí này. Chiếc gậy ngoài khả năng có thể thu về kích thước rất nhỏ, nó còn có thể uốn tròn như chiếc nhẫn, có thể tự bay đi và thu về trong tai theo ý nghĩ chỉ đạo của Tôn Ngộ Không. Bề ngoài cây gậy được mạ vàng nên nó không hề bị ăn mòn hay han rỉ do mồ hôi.

Vậy tại sao Tôn Ngộ Không phải cất chiếc gậy như ý ở tai mà không phải những chỗ khác?

Thiết nghĩ, cây gây đó nặng tới một vạn ba nghìn năm trăm cân, khi càng thu nhỏ lại mật độ của nó sẽ càng tăng, trọng lượng có lẽ sẽ không thay đổi, vì thế cây gậy này không thể để trong túi hoặc ở vùng eo được, vậy nơi nào là nơi thích hợp lại tiện lấy ra cất vào đây? Ngoài 2 tay ra, chỉ có thể là ở tai, ở miệng thì càng không được vì Tôn Ngộ Không là người “mau mồm mau miệng”, để ở miệng thì thật không tiện chút nào. Một cây gậy nặng như vậy, nếu không phải là Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại, thì sẽ không ai có thể sử dụng nó một cách nhẹ nhàng như thế.

Nếu nói nghiêm túc, có 2 cách lý giải như sau.

Cách thứ nhất, thời xưa, ngũ quan trên mặt người tương ứng với ngũ hành, mắt là mộc, lưỡi là hỏa, miệng là thổ, mũi là kim, cuối cùng là tai tương ứng với thủy. Nói như thế này là các bạn đã có thể thấy rất rõ, gậy như ý là Định hải thần châm, là mệnh thủy, vì thế phải để vào nơi là thủy như thế mới thuận theo tự nhiên.

Cách thứ 2, có lẽ do tác giả Ngô Thừa Ân khi viết truyện Tây Du Ký đã biến tấu dựa trên những câu chuyện dân gian. Với những ai đã từng nhìn thấy con khỉ đều biết, khỉ rất thích vò đầu bứt tai, đây là một động tác đặc trưng của loài khỉ, vì thế các nghệ nhân dân gian đã bố trí nơi cất cây gậy như ý vào tai là thể hiện đúng bản sắc riêng của ‘con khỉ đá’ Tôn Ngộ Không giúp việc lấy ra lấy vào cũng rất tiện lợi.

Sau cùng, chúng ta hãy cùng thảo luận vì sao cây gậy như ý lại biến thành một cây kim mà không phải là một hạt gạo. Mặc dù đây là một câu truyện thần thoại, nhưng nghệ thuật bản thân nó bắt nguồn từ tự nhiên, tôi tin chắc mọi người đã từng nghe qua câu “có công mài sắt có ngày nên kim”. Cậu truyện này bản thân nó có ý nghĩa muốn khuyên răn con người làm việc gì cũng phải kiên trì, cuối cùng sẽ gặt hái được thành công. Nhưng ở đây, do chịu ảnh hưởng của đạo giáo và truyền thuyết Đại Vũ trị thủy cuối cùng đã thành thần thánh, nên ý nghĩ biến cây gậy thành một cây kim cũng là điều dễ hiểu, bản thân cây gậy là tượng trưng cho những gian nan, vất vả trên đường đi lấy kinh của thầy trò Đường Tăng.

Chúng ta đều biết hàm ý sâu sắc ở đây là dù có khó khăn tới đâu, chỉ cần cố gắng là có thể vượt qua. Có tài liệu đã viết, thực tế cây gậy như ý này là một vật không thể thiếu trên người Tôn Ngộ Không, vì khi chưa đắc đạo, Tôn Ngộ Không là một đệ tử thực thụ của Đạo giáo, sư phụ của Tôn Ngộ Không (Tổ sư Bồ Đề) cũng chính là một đệ tử của Đạo giáo. Những người bạn Tôn Ngộ Không kết giao ở Hoa Quả Sơn cũng là những đệ tử của Đạo giáo. Khi Tôn Ngộ Không lên Thiên Đình làm Bật Mã Ôn, là thời kỳ Tôn Ngộ Không bị quản giáo bởi Ngọc Hoàng Thượng Đế. Sau đó Tôn Ngộ Không bị nhốt ở núi Ngũ Chỉ và gặp được Đường Tăng, đây chính là con đường từ Đạo giáo chuyển sang Phật giáo của Ngộ Không, tượng trưng cho việc chuyển đổi thân phận của Ngộ Không.

Tổng thể chúng ta thấy rằng cây gậy như ý là một sự tồn tại rất kỳ diệu của Tôn Ngộ Không. Tôn Ngộ Không và cây gậy đã không rời nhau trong suốt chặng đường đi lấy kinh. Có cây gậy này Tôn Ngộ Không đánh trăm trận trăm thắng, đánh cho lũ yêu quái chạy toán loạn. Nhưng trong đó cũng có những lần cây gậy đã bị đánh cắp. Nhớ nhất là lần cây gậy bị chiếc ghế của Thái Thượng Lão Quân lấy cắp, Tôn Ngộ Không đã bị tổn thương tinh thần, sau cùng không còn cách nào đã phải cầu cứu các vị thần tiên trên thiên đình.


Mỗi lần Tôn Ngộ Không biến hóa, chiếc gậy cũng biến theo cùng, điều này càng khẳng định thêm sự gắn bó mật thiết của người và vật. Nhưng, vì sao khi Tôn Ngộ Không đã thành Phật cây gậy lại tự biến mất? Điều này cho thấy cây gậy chính là một vật quý của Đạo giáo, khi thân phận của Tôn Ngộ Không thay đổi, cây gậy cũng tự động mất đi.

Quỳnh Chi

BÌNH LUẬN