Đây là cách các nước trên thế giới đang ứng phó với tình trạng ùn tắc giao thông 

0
1108

Để giải quyết lưu lượng giao thông lên đến 120.000 phương tiện/ngày trên quốc lộ M42, chính phủ Anh đã cho thiết kế hệ thống quản lý giao thông qua bảng điện tử ATM từ năm 2005.

Các từng trải qua giai đoạn tăng trưởng nóng hầu hết đều gặp phải rất nhiều thách thức khi mở rộng quy mô, trong đó không thể không kể đến nạn tắc đường. Không chỉ ảnh hưởng xấu tới môi trường, tắc đường còn làm gây nguy hại tới chất lượng cuộc sống của người dân.

Bởi vậy mà việc tìm ra giải pháp ứng phó với luôn được các chính quyền thành phố ưu tiên . Hãy cùng ghé thăm 7 thành phố có giải pháp xử lý giao thông trên thế giới để xem họ giải quyết vấn này ra sao.

1. Stockholm (Thụy Điển): Hệ thống thu phí điện tử trên đường bộ

Hệ thống thu phí đường bộ điện tử của Stockholm tính tiền các ô tô và xe máy đi vào thành phố vào 6h30 đến 18h30 các ngày trong tuần. Chỉ xe buýt, taxi, xe cứu thương, xe đi ra từ đảo Lidingo và ô tô thân thiện với môi trường được miễn phí khoản này.

Chỉ trong 2 năm kể từ khi áp dụng, lượng xe đi qua các trạm thu phí vào các khung giờ cao điểm đã giảm 25% (tương đương với việc giảm được 1 triệu phương tiện di chuyển trên đường mỗi ngày). Số tiền thu được từ các xe đi qua được dùng để nâng cấp các phương tiện và dịch vụ giao thông khác.

2. Barcelona (Tây Ban Nha): Hệ thống giao thông real-time

Hệ thống quản lý bãi đỗ và camera giám sát giao thông là 2 phương diện mà Barcelona đặc biệt chú trọng nâng cấp bằng công nghệ thông minh. Những cảm biến được gắn tại các điểm đỗ xe cùng các video được gắn kèm phân tích chi tiết sẽ truyền dữ liệu về tình hình giao thông theo thời gian thực qua hạ tầng Wifi của thành phố tới thiết bị thông minh của người dùng cũng như của chính quyền địa phương.

Các camera giám sát giao thông sẽ được kết nối cáp quang với hệ thống điều khiển của sở giao thông thành phố nhằm cung cấp cho họ dữ liệu thời gian thực, đóng vai trò là một công cụ đắc lực để tùy chỉnh tần suất đèn xanh theo tình hình giao thông từng thời điểm.

3. London (Anh): Công cụ lên kế hoạch hành trình online

Công cụ lên kế hoạch hành trình online (Journey Planner) của London sẽ đưa ra những lời khuyên tức thời về các chặng đường trong thành phố, cho phép người dùng lựa chọn các dạng thức di chuyển khác nhau như đi bộ, tàu ngầm, tàu ống, thuyền, xe đạp,…

Yếu tố cốt lõi giúp hệ thống Journey Planner thành công chính là việc các nhà cung cấp phương tiện đều sẵn lòng chia sẻ thông tin cho cộng đồng. Hiện các phiên bản ứng dụng mobile của Journey Planner đã được các nhà phát triển tư nhân nâng cấp thêm với tích hợp công cụ GPS Tracking, đặt taxi, kiểm tra giao thông real time,… giúp người dùng có thêm nhiều dữ liệu để lựa chọn phương tiện hơn.

4. Hong Kong: Xe buýt mini

Hệ thống Public Light Buses (PLB), hay còn gọi là xe buýt mini đã bù đắp những thiếu sót của hệ thống xe buýt truyền thống tại Hong Kong.

Với tỷ trọng chỉ 16 chỗ ngồi, PLB thường chạy nhanh hơn, có tần suất dày đặc hơn và cung cấp cả dịch vụ đi thẳng không dừng. Xe buýt mini có thể đáp ứng và giải quyết nhanh hơn nhu cầu của dân cư, đồng thời cũng góp phần giảm bớt các phương tiện vận tải trái phép ở các thành phố lớn.

5. Copenhagen (Đan Mạch): Hệ thống đồng bộ giao thông công cộng

Hệ thống đồng bộ giao thông công cộng tại thủ đô Đan Mạch kết nối thông tin từ 3 bên cung cấp và vận hành giao thông với các cơ quan chính phủ cũng như các sở ngành, công ty. Hệ thống này khuyến khích người dân đi lại bằng phương tiện công cộng với vé điện tử được “xé” ngay trên ứng dụng di động hoặc SMS cùng kho thông tin về các điểm đến và giờ chạy,… dễ dàng truy cập.

Cụ thể, hệ thống cung cấp cho người dùng toàn bộ các điểm dừng đón của xe buýt, khu vực cho phép đỗ xe đạp, bản đồ tàu điện,… để đảm bảo sự đồng nhất hoàn toàn của các phương tiện công cộng trong thành phố.

Sự phổ cập của các phương tiện công cộng đã giúp thành phố giảm thiểu được 83% lượng khí thải CO2. Những lợi ích xã hội khác như khuyến khích đi xe đạp cũng mang về kết quả là 63% tổng quảng đường đi làm của các cư dân được thực hiện bằng xe đạp. Những thành tựu này cũng có đóng góp đáng kể cho sáng kiến Greenwave hướng tới giảm thiểu 90.000 tấn khí thải CO2 mỗi năm của Copenhagen.

6. Hàng Châu (): Mạng lưới xe đạp công cộng

Hàng Châu là một trong những nơi có hệ thống chia sẻ xe đạp lớn nhất thế giới. Thành phố cho biết hiện đang triển khai tới 67.000 xe đạp công cộng tại hơn 3000 điểm phục vụ với lượng thuê xe hàng ngày đạt khoảng 230.000 lượt.

Lý do đằng sau sự phổ biến của hệ thống xe đạp này chính là sự tiện lợi. Tại đây, bạn có thể thuê xe đạp chỉ với một chiếc thẻ thông minh (có thể dùng để đi nhiều loại phương tiện công cộng khác) hoặc đóng tiền cọc nếu chưa có thẻ. Nhiều người dân lựa chọn xe đạp để đi các quãng ngắn hoặc di chuyển giữa các phương tiện công cộng khác nhau.

Hai yếu tố khác đóng góp vào sự thành công của xe đạp thuê là nó gắn liền với du lịch trong thành phố. Đạp xe từ lâu đã trở thành một hoạt động phổ biến của các du khách đến với Hàng Châu. Bên cung cấp xe đạp cũng cho dán lên xe để gia tăng doanh thu.

7. Anh Quốc: Hệ thống bảng hiệu dọc quốc lộ

Để giải quyết lưu lượng giao thông lên đến 120.000 phương tiện/ngày trên quốc lộ M42, chính phủ Anh đã cho thiết kế hệ thống quản lý giao thông qua bảng điện tử ATM từ năm 2005.

Trong những khung giờ cao điểm, các bảng điện tử gắn trên từng làn đường sẽ giúp quản lý các luồng xe cộ cũng như cảnh báo tài xế về các đoạn tắc phía trước để kịp thời chuyển hướng.

Chi phí để xây dựng toàn bộ hệ thống chỉ bằng 1/5 chi phí mở rộng quốc lộ. Khí thải các phương tiện qua lại cũng giảm 10% do các xe có thể đi nhanh với ít đoạn lên xuống số hơn. Hệ thống ATM có thể không phù hợp với tất cả các loại đường cao tốc nhưng hiện vẫn đang là một phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng ùn tắc cho những hệ thống giao thông đã hoàn thiện.

Tham khảo World Economic Forum

BÌNH LUẬN