Công trình xâm hại lõi Tràng An và vấn đề giải quyết gian nan

0
612

Việc phá dỡ trên cần được thực hiện đúng thời gian và tránh tổn hại nhất, dù rất khó khăn.

Bộ VHTT-DL đang đợi Ninh Bình

Liên quan đến việc Bộ VHTT-DL đề nghị UBND đẩy nhanh tiến độ thanh tra toàn diện những hoạt động xây dựng trái phép tại núi Cái Hạ, Quần thể Danh thắng Tràng An và sớm phê duyệt phương án tháo dỡ, ông Nguyễn Thái Bình – Chánh văn phòng Bộ cho biết: “Hiện nay vẫn chưa có phương án tháo dỡ cụ thể, vẫn đang đợi UBND tỉnh Ninh Bình đưa ra phương án”.

Theo ông Bình, về quy trình, sau khi thanh tra xong họ sẽ đưa ra phương án, đây là trách nhiệm thuộc UBND tỉnh Ninh Bình.

“Dù có phá dỡ đi thì cũng không giữ được tính nguyên trạng của di sản vì đã vỡ ra thì chắc chắn không thể nào nguyên vẹn. Chúng tôi đã yêu cầu phải đưa ra phương án tháo dỡ và lựa chọn một phương án ít ảnh hưởng nhất”, ông Bình khẳng định.

Cũng đưa ra quan điểm về vấn đề này, KTS Ngô Doãn Đức – Phó Chủ tịch Hội KTS Việt Nam cho biết: “Chắc chắn chủ , UBND tỉnh Ninh Bình phải trình phương án tháo dỡ, ở đây là phải trình chứ không phải đề xuất vì sai là phải sửa.

Tuy nhiên, vì công trình được xây dựng trên núi đá cheo leo, nên khi tháo dỡ khó tránh việc rơi đá xuống các khu vực xung quanh bên dưới, cực kỳ nguy hiểm, trong khi đá vôi cũng khá bị tổn hại, lại càng khó.

Công trình được xây dựng trên núi Cái Hạ

Thế nhưng, họ biết cách làm thì họ khác biết cách dỡ, phải có quy định dỡ làm sao trả lại gần đúng với nguyên trạng di sản, càng ít tác động càng tốt, giới hạn thời gian đến bao giờ phải xong, không thì họ làm cả vài năm kéo dài, càng để lâu, càng ảnh hưởng.

Trước khi làm thì cần có hệ thống các vật dụng cần thiết, tốt nhất làm cuốn chiếu, phá đến đâu dọn đó, thì mới an toàn, gỡ từng bậc thang.

Nhưng dù sao sau khi phá dỡ cũng sẽ thành các vết sẹo, thậm chí tác động thô bạo vào đá núi”.

Bên cạnh đó, theo ông Đức, phía chủ đầu tư cần làm rõ phương án tháo dỡ, công khai cho mọi người cùng biết. Đồng thời, phải đảm bảo an toàn cho di sản, đảm bảo cho con người xung quanh được an toàn, không gây các hệ lụy cho cả hệ sinh thái xung quanh, thời gian đúng tiến độ quy định.

“Sau khi việc phá dỡ hoàn thiện, tôi nghĩ việc xử phạt phải rất nghiêm khắc, rất nghiêm, nên cần xem xét việc kỷ luật, không phải rút sợi dây kinh nghiệm là xong.

Việc này động đến ý thức hệ, động tới vấn đề đáng phải ngăn chặn quyết liệt trong thời gian vừa qua, chủ tịch xã, huyện cũng cần xử lý”, ông Đức nhấn mạnh.

Mất đi tính tự nhiên

Cũng đưa ra quan điểm của mình, PGS.TS Tống Trung Tín – Chủ tịch Hội khảo cổ học cho rằng, việc phá dỡ trên các vùng núi đá vôi rất khó khăn.

Thực ra việc xây dựng công trình ở vùng lõi di sản, lại trên núi đá cao hoàn toàn chưa có, nên việc tháo dỡ hoàn toàn không có kinh nghiệm hay bài học gì.

“Trường hợp này, nếu có phá dỡ thì cũng chỉ răn đe các , chứ di sản chắc chắn không còn tính nguyên vẹn, tính tự nhiên”, ông Tín khẳng định.

Trước đó, PGS.TS Nguyễn Xuân Khiển – Nguyên Viện trưởng Viện địa chất và khoáng sản, người có nhiều kinh nghiệm về khai thác núi đá cũng cho rằng sẽ rất khó khăn, với địa hình cheo leo như núi Cái Hạ.

Ông cho biết: “Về nguyên tắc không được phép xây dựng bê tông cốt thép lên tất cả các địa danh được công nhận là di sản, UNESCO đã khuyến cáo đây là điều tối kị.

Cũng như các Tập đoàn muốn làm cáp treo vào hang Sơn Đoòng nhưng UNESCO đã cảnh báo không bao giờ được nghĩ tới chuyện này, phải bảo tồn giá trị của di sản đó một cách nguyên trạng, vì con người can thiệp sẽ làm mất tính nguyên sơ.

Mà Tràng An Ninh Bình là một di sản quý, di sản duy nhất được công nhận là Di sản Thế giới với các tiêu chí về văn hóa, về vẻ đẹp thẩm mỹ và về địa chất – địa mạo, nên việc xây dựng công trình trên đá là không tốt”.

Riêng về yêu cầu dỡ bỏ công trình, theo ông Khiển, với suy nghĩ người nông dân thì tôi thấy việc yêu cầu phá bỏ đi chỉ là phương án để răn đe các công trình khác, các doanh nghiệp khác không tái phạm.

Thế nhưng phá dỡ đi có khi lại rất xấu vì đã bạt hết đá làm mặt bằng để làm bậc thang lên núi, mà khu vực này điển hình là một vùng cát-tơ đá vôi, cực kỳ dễ bị tổn hại nếu bị tác động.

Đặc biệt, đã đổ bê tông lên thì địa hình cát-tơ không còn nữa, mất vĩnh viễn, tài nguyên không thể tái tạo, có đập cũng sẽ trơ ra chỗ xâm hại thô bạo. Bây giờ nếu phá dỡ những thứ gì liên quan bê tông cốt thép phải cho đi hết, khi đó sẽ mất địa hình đặc trưng của di sản và tất nhiên vẫn bị coi là xâm hại.

“Tôi rất tiếc là sự việc đã rồi, nên làm gì thì đây cũng là một lỗi lầm lớn và nghiễm nhiên lại rơi vào thực trạng để không được và tháo không xong”, ông Khiển khẳng định.

Và cho rằng, phải thi hành nghiêm khắc, răn đe các doanh nghiệp khác, khẳng định không có chuyện phạt cho tồn tại.

Theo baodatviet.vn

BÌNH LUẬN