Chợ nổi Cái Răng – Di sản phi vật thể cấp quốc gia

0
684

Chợ nổi được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ XX khi công cuộc đào kênh của Pháp hoàn thành vào năm 1915. Vị trí của chợ nổi lúc này ở nơi giao nhau của 4 con sông: , Đầu Sấu, Cái Sơn, Bé, liền kề với chợ trên bờ, sát hai bên cầu hiện nay.

không chỉ là nét sinh hoạt văn hóa rất riêng trong đời sống cộng đồng của vùng sông nước Tây Đô mà còn là di sản phi vật thể cấp quốc gia. Từ nhiều năm trước, TP Cần Thơ đã xây dựng đề án bảo tồn và phát triển nổi tiếng này.

Có từ lâu đời

“Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng
Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn
Em treo bẹo Cái Răng Ba Láng
Ta thương hồ Vàm Xáng Cần Thơ”

Bài thơ “Chợ nổi Cái Răng” của tác giả Huỳnh Kim đã phần nào mô tả hoạt động đặc trưng của chợ nổi Cái Răng. Theo nhiều tài liệu, Cái Răng có nguồn gốc từ tiếng Khmer là “karan”, nghĩa là “cà ràng – ông táo”, là thứ lò được nắn bằng đất. Trước đây người Khmer ở Xà Tón (nay thuộc huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) làm rất nhiều cà ràng rồi chất đầy trên nhiều mui ghe lớn dọc theo sông Cái, đến đậu ở chợ nổi Cái Răng hiện nay để bán. Qua thời gian, người dân địa phương phát âm “karan” thành Cái Răng.

Chợ nổi Cái Răng là điểm du lịch của Cần Thơ

Theo Viện Kinh tế Xã hội TP Cần Thơ, Cái Răng là vùng đất trù phú, được hình thành từ đời vua Minh Mạng. Đến năm 1897, Cái Răng là 1 trong 10 chợ ở Cần Thơ phát triển mạnh. Đến cuối thế kỷ XIX, người Pháp cho đào cụm kênh Ngã Bảy – Xà No giúp việc giao thương ngày càng mở rộng. Song song với hoạt động của chợ trên bờ, trên sông cũng hình thành một khu chợ với hàng trăm tàu ghe ngày đêm mua bán, trao đổi hàng hóa. Ghe hàng người Việt bán trái cây, rau củ; nhà bè người Hoa bán tạp hóa, còn ghe thương hồ của người Khmer thì bán cà ràng.

Chợ nổi Cái Răng được hình thành vào những năm đầu của thế kỷ XX khi công cuộc đào kênh của Pháp hoàn thành vào năm 1915. Vị trí của chợ nổi lúc này ở nơi giao nhau của 4 con sông: Cần Thơ, Đầu Sấu, Cái Sơn, Cái Răng Bé, liền kề với chợ trên bờ, sát hai bên cầu Cái Răng hiện nay. Vào đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, do trở ngại giao thông đường thủy, chợ nổi này được di dời qua khỏi cầu về hướng Phong Điền, nằm ở phía hạ lưu sông Cần Thơ, cách cầu Cái Răng khoảng 600 m, chiều rộng chiếm luồng ngang sông trung bình từ 100-120 m, chiều dọc sông từ 1,3-1,5 km.

Theo của soạn giả Nhâm Hùng, từ năm 1945-1975, chợ nổi Cái Răng và các chợ nổi khác ở miền Tây không sôi động do chính quyền thời bấy giờ không khuyến khích việc tụ tập ghe, tàu đông đúc trên sông để dễ kiểm soát an ninh. Sau năm 1975, đặc biệt từ khi có chủ trương đổi mới của Đảng vào năm 1986, các hoạt động mua bán trên chợ nổi được khôi phục và phát triển nhanh. Chợ nổi Cái Răng nằm trên trục đường thủy sông Hậu – kênh Xáng Xà No nên rất thuận lợi cho việc giao thương. Đây là lý do chợ nổi Cái Răng có quy mô lớn và sầm uất nhất so với các chợ nổi trong vùng. Hàng hóa trên chợ nổi rất đa dạng như: nông sản, hàng thủ công, gia dụng, hàng thực phẩm, hàng gia dụng thiết yếu…

Cây bẹo được treo trên ghe là hình thức chào hàng độc đáo chỉ có ở chợ nổi. Người bán có loại nông sản nào cần bán sẽ treo một sản phẩm đó lên cây sào cắm trên ghe để chào hàng (gọi cây bẹo). Khách mua nhìn vào cây bẹo treo nông sản sẽ biết ghe đó bán thứ gì.

Cách thức giao hàng của dân thương hồ trên chợ nổi cũng rất đặc trưng: người mua, kẻ bán đứng trên thuyền chuyển hàng bằng cách tung hứng hàng hóa từ tay người này đến tay người kia. Có thời điểm, mật độ tàu ghe họp chợ nổi lên đến 500-600 chiếc. Hiện chợ nổi Cái Răng không còn sầm uất như xưa do đường bộ phát triển. Theo ông Bùi Hữu Sang, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin quận Cái Răng, hiện chợ nổi chỉ còn khoảng 150 ghe buôn bán sỉ, lẻ; trong đó, có khoảng 40 ghe buôn bán cố định.

Vào top 10 chợ ấn tượng nhất thế giới

Năm 2016, Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) đã công nhận văn hóa chợ nổi Cái Răng là di sản phi vật thể cấp quốc gia. Cũng trong năm này, Cần Thơ đã phê duyệt đề án “Bảo tồn và phát triển chợ nổi Cái Răng” với tổng mức hơn 63 tỉ đồng. Theo đó, sẽ lắp đặt các phao tiêu giới hạn ghe thuyền neo đậu, thành lập Ban Quản lý chợ nổi Cái Răng, xây dựng cầu tàu chợ nổi, nhà vệ sinh công cộng, du thuyền…

Qua gần 3 năm thực hiện đề án, đã có nhiều kết quả khả quan: tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, thương hồ để bảo tồn chợ nổi và phát triển du lịch; duy trì phục vụ đờn ca tài tử trên sông để quảng bá và phục vụ du khách… Quận Cái Răng cũng đã phát thùng rác đến từng hộ sinh sống trong khu vực chợ nổi và trang bị tàu vớt rác để bảo vệ môi trường. Tạp chí du lịch Rough Guide của Anh từng bình chọn chợ nổi Cái Răng là một trong 10 khu chợ ấn tượng nhất thế giới.

Ông Trần Thanh Lâm, một thương hồ chuyên bán hàng nông sản ở Vĩnh Long, phấn khởi: “Tôi hay chở nông sản thu mua trong các nhà vườn ở Vĩnh Long sang chợ nổi Cái Răng bán lại. Điều tôi thấy thích ở chợ nổi này là việc phân luồng giao thông rất an toàn, hơn nữa không còn tình trạng rác trôi lềnh bềnh như trước”. Theo lời ông Sang, để vừa bảo tồn, vừa phát triển chợ nổi Cái Răng, trong những năm qua và thời gian tới, UBND quận phối hợp với Sở VH-TT-DL TP Cần Thơ tổ chức ngày hội du lịch “Văn hóa chợ nổi Cái Răng” với nhiều hoạt động tuyên truyền, quảng bá, kết hợp nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao…

Nâng cấp chợ nổi

Trung bình mỗi ngày chợ nổi Cái Răng đón khoảng 2.500-3.000 lượt khách. Đây là điểm du lịch thường được khai thác trong các tour của nhiều công ty, khách du lịch đến chợ nổi tăng từ 15%-20%/năm. Tuy nhiên, du khách chỉ đến chợ nổi một lần rồi hiếm khi quay trở lại do dịch vụ tại đây chưa phong phú.

Ông Trần Việt Phường, Giám đốc Sở VH-TT-DL TP Cần Thơ, cho biết: “Vừa qua, địa phương đầu tư hơn 14,8 tỉ đồng để bồi thường, hỗ trợ di dời nhà kho của Nông trường Sông Hậu và cải tạo nơi đây làm điểm dừng chân chợ nổi Cái Răng, gồm các hạng mục: xây dựng đài quan sát 2 tầng để du khách dùng cà phê, thưởng lãm toàn cảnh chợ nổi; kêu gọi đầu tư khu vực buôn bán hàng nông sản, trái cây sạch hoặc triển khai các hoạt động vui chơi giải trí phục vụ du khách…

BÌNH LUẬN