“Trước đây, khi còn trong Ban chỉ đạo tiền lương, tôi cũng đã góp ý. Cụ thể, riêng bộ máy của ngành Giáo dục là khoảng hơn 1,3 triệu người, ngành Y tế cũng hơn 300.000 người, các ngành khác khoảng 1,6 – 1,7 triệu. Bây giờ, nhà nước chỉ lo cho những nơi ở vùng sâu vùng xa, đối với giáo dục tiểu học, THCS, còn các trường đại học phải chuyển sang cơ chế tự chủ.
Tiền lương cơ sở, hay tiền lương tối thiểu khu vực sản xuất, phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, cán bộ công chức.
Trước đề xuất của Chính phủ tăng mức lương cơ sở 7% (từ 1.210.000 đồng lên 1,3 triệu đồng/tháng) trong năm 2017, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết: Tăng lương cơ sở là việc nên làm theo lộ trình, song do ngân sách hạn chế nên những năm qua chỉ tăng mang tính chất nhỏ giọt. Vấn đề đặt ra là nguồn đâu để tăng?
Theo ông Mai Đức Chính, để có nguồn phục vụ tăng lương phải tăng thu ngân sách; cân đối các nguồn thu; tiết kiệm các khoản chi, bởi hiện nay chi cho thường xuyên là rất lớn, không còn để chi cho đầu tư phát triển; đặc biệt là tinh giản biên chế.
Tinh giản biên chế theo hướng nào?
Đối với vấn đề tinh giản biên chế, ông Mai Đức Chính nhấn mạnh quá trình này diễn ra rất chậm chạp. Vấn đề ở chỗ cần phải chuyển mạnh từ bao cấp sang tự chủ, vì hiện nay bộ phận sự nghiệp gánh quỹ lương chi thường xuyên rất lớn.
“Trước đây, khi còn trong Ban chỉ đạo tiền lương, tôi cũng đã góp ý. Cụ thể, riêng bộ máy của ngành Giáo dục là khoảng hơn 1,3 triệu người, ngành Y tế cũng hơn 300.000 người, các ngành khác khoảng 1,6 – 1,7 triệu. Bây giờ, nhà nước chỉ lo cho những nơi ở vùng sâu vùng xa, đối với giáo dục tiểu học, THCS, còn các trường đại học phải chuyển sang cơ chế tự chủ.
Các bệnh viện cũng phải chuyển sang cơ chế này. Tức là nhà nước chỉ lo cho các trạm y tế, vùng sâu vùng xa; còn những bệnh viện lớn, ở Trung ương phải chuyển sang cơ chế tự chủ, không nên ngồi chờ bao cấp. Nếu chuyển sang tự chủ thì có thể giảm 50% lực lượng viên chức trong các đơn vị sự nghiệp, lấy đó để bù đắp cho tiền lương của khu vực công chức. Vấn đề bây giờ là các ngành, đơn vị sự nghiệp cứ bấu víu vào bầu sữa của nhà nước thì không được” – ông Mai Đức Chính nói.
Phó Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nhấn mạnh: Chúng ta đã thừa nhận trong cán bộ công chức “có lên mà không có xuống”. Do đó, cần phải tính toán lại, “có lên là phải có xuống”. Cán bộ, công chức không đáp ứng được thì khi bổ nhiệm lại phải cho thi, sát hạch, nếu không đáp ứng được thì cho xuống. Tới đây, công chức cũng phải hợp đồng như doanh nghiệp, không làm được thì cho nghỉ.
Đồng quan điểm này, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh, về mặt lâu dài, phải nghiên cứu cải cách tổ bộ máy cán bộ công chức.
Hiện nay, trong khu vực “làm công ăn lương” có khoảng 2,8 triệu người,
trong đó công chức quản lý nhà nước từ Trung ương đến cán bộ xã là 500.000. Theo đó, cần tập trung cải cách ở nhóm này. Còn hơn 2,2 triệu lao động khu vực dịch vụ công cần phải chuyển đổi sang mô hình tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Nhà nước nên giao quyền tự chủ cho các đơn vị tự quyết định chức năng, nhiệm vụ, tuyển dụng lao động và phải tính theo kết quả đầu ra của sản phẩm. òn nếu cải cách cho cả 2,8 triệu người thì ngân sách không thể gánh được. Đây là một bài toán cần có lời giải.
Tăng lương chỉ là giải pháp tình thế
Ông Bùi Sỹ Lợi cho rằng, đề xuất tăng tiền lương cơ sở lên 7 – 8% là do Chính phủ đã nhìn thấy đời sống cán bộ, công chức hiện rất khó khăn. Việc này sẽ điều chỉnh được một phần đời sống của người làm công ăn lương, người về hưu, người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi.
Tuy nhiên, đây không phải là cải cách chính sách tiền lương mà chỉ là một giải pháp tình thế, tạm thời có tác động đến đời sống xã hội, không mang tính chất căn bản. Đáng lẽ, khi ban hành tiền lương cơ sở hay tiền lương tối thiểu khu vực sản xuất, phải đảm bảo nhu cầu sống tối thiểu của người lao động, cán bộ công chức.
“Khu vực doanh nghiệp có quan hệ lao động được tính tiền lương tối thiểu theo 4 vùng, thấp nhất là 2,5 triệu, cao nhất là 3,5 – 4 triệu đồng. Khu vực công chức, viên chức 1.210.000 đồng, khi tăng thêm lên 90.000 đồng, thì liệu đây có thể gọi là tiền lương cơ sở đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người cán bộ công chức hay không?” – ông Bùi Sĩ Lợi đặt vấn đề.
Ông Bùi Sĩ Lợi khẳng định: “Cải cách tiền lương phải toàn diện, căn cơ; cải cách cả thang, bảng lương, phụ cấp lương, bội số tiền lương và tiền lương cơ sở chính là nhu cầu sống tối thiểu của cán bộ công chức”./.