[Case study] “Cởi trói” cho người đói chỉ bằng cách quẹt thẻ cực đơn giản

0
1298

Việc tự tay như thế khiến cho bạn cảm thấy như mình đang góp phần giúp đỡ những đứa trẻ thoát khỏi sự giam cầm hay

Một cách thức quyên góp giúp đỡ người nghèo đã thực hiện hết sức độc đáo, khi chỉ cần quẹt thẻ, miếng bánh mỳ sẽ được cắt ra cho người nghèo và sợi dây trói họ cũng sẽ đứt ra.
Dịch chuyển địa điểm (Relocation) chính là sự thông qua việc xê dịch, thay đổi vị trí hay cách thể hiện thông điệp của sản phẩm hoặc , từ đó thay đổi nhận thức và hành vi của người tiêu dùng về sản phẩm theo một góc độ khác biệt và dễ tiếp cận hơn.

Một ví dụ tiêu biểu cho mô thức dịch chuyển địa điểm (Relocation) chính là Social Swipe, được thực hiện bởi Agency Kolle Rebbe (Đức) và tổ chức từ thiện Misereor (Relief Organization Misereor).

Năm 2013, tổ chức từ thiện Misereor (Relief Organization Misereor) phối hợp cùng Kolle Rebbe cho ra đời một phương thức quyên góp giúp đỡ những người nghèo ở các quốc gia đang phát triển rất độc đáo và ly kỳ. Đó chính là sử dụng công nghệ hiện đại để tạo nên một bảng tương tác nhằm mục đích gây quỹ từ thiện.

tương tác này có gì đặc biệt? Trên tấm đó xuất hiện một hình ảnh tương phản và đầy tính gợi mở lòng trắc ẩn: Đứa bé với 2 tay bị trói và ổ bánh mỳ. Và lời kêu gọi “Free them!” ngắn gọn mà mạnh mẽ đã khiến cho bất kỳ ai đi ngang qua cũng phải dừng lại để suy ngẫm trong giây lát.

Ảnh: Hình ảnh tay bị trói chặt bên cạnh ổ bánh mì đã thực sự gây tò mò cho người qua đường.

Chuyện gì sẽ xảy ra khi họ quyết định quẹt thẻ tín dụng của mình vào tấm bảng thần kỳ này. Ngay lập tức, phép màu sẽ được thực hiện. Sợi dây trói sẽ đứt và ổ bánh mỳ sẽ tự động được cắt ra. Với mỗi lần quẹt thẻ như vậy, chủ thẻ đã quyên góp 2 USD cho quỹ từ thiện này.

Thông điệp rõ ràng, mang đậm tính nhân văn và thể hiện đúng giá trị của tổ chức và chiến dịch, cùng với phương thức kêu gọi hành động đầy thấu cảm, chiến dịch đã tạo nên sự tác động trực tiếp đến nhận thức và suy nghĩ của mọi người về phương thức gây quỹ từ thiện hoàn toàn mới.

Việc tự tay quẹt thẻ như thế khiến cho bạn cảm thấy như mình đang góp phần giúp đỡ những đứa trẻ thoát khỏi sự giam cầm hay mang đến cho những người nghèo khó một bữa ăn. Tính tương tác cao, thông điệp ý nghĩa và nhất là ý tưởng kết nối sinh động đã giúp cho Quỹ từ thiện này thu về hơn 40% số tiền quyên góp ở Châu Âu thông qua hình thức cà thẻ, chỉ trong năm 2013.

Với chiến dịch Social Swipe đã cho thấy ứng dụng thành công của mô thức Dịch chuyển địa điểm (Relocation) khi tận dụng được các bảng quảng cáo, billboard xuất hiện khắp mọi nơi trên đường. Thay vì phải đến tận nơi để có thể trực tiếp quyên góp, thì nay bạn có thể quyên góp ở bất kì đâu trên đường, và tất cả chỉ bằng một việc cà thẻ chỉ trong tích tắc. Một chiến dịch sáng tạo khôn ngoan và thoát khỏi lối mòn tư duy truyền thống.

Áp dụng mô thức này, các chuyên gia sáng tạo hoàn toàn có thể tạo nên sự thành công ngoài sức tưởng tượng nhờ vào sự dịch chuyển các ý tưởng, chức năng sản phẩm sang một vị trí mới để tối ưu khả năng sáng tạo, hay nói cách khác chính là sự thay đổi trong cách thức nhìn nhận sự vật.

Việt Nam đã “dịch chuyển” sản phẩm thế nào?

Dù chưa thấy một chiến dịch truyền thông nổi bật của các nhãn hàng Việt áp dụng hoàn toàn mô thức này. Tuy nhiên, thực tế “chuyển dịch địa điểm” vẫn âm thầm tồn tại phát triển và bắt gặp trong thời đại của “start-up” của giới trẻ. Đơn cử là mô hình phát triển loại hình ẩm thực Buffet “bình dân”.

Những năm về trước, khi nhắc tới Buffet, thông thường người ta chỉ hình dung tới những nhà hàng sang trọng nơi thực khách có thể đến và thưởng thức những món ăn cao cấp được chế biến bởi những đầu bếp chuyên nghiệp, với mức giá tầm vài trăm nghìn.

Đột phá từ ý tưởng truyền thống, loại hình Buffet ăn vặt đã được ra đời, với sự ủng hộ tích cực của đông đảo tín đồ ăn uống đặc biệt là giới trẻ, những người không dư dả tài chính những lại luôn có nhu cầu cao về các trải nghiệm đẳng cấp.

Vậy là “Buffet” vốn được xem như một phong cách ẩm thực hạng sang nay được đặt vào bối cảnh mới, trở thành những món ăn bình dân đa dạng được ưa chuộng với mức giá phải chăng. Bằng việc gắn “mác” này đã tạo ra nhận thức mới của người tiêu dùng về mô hình ẩm thực mới tiện lợi, vừa hợp túi tiền người tiêu dùng, vừa đa dạng, hấp dẫn với thông điệp “Buffet là dành cho mọi người”.

Ảnh: Mô hình Buffet ăn vặt nở rộ

Thành công của “Buffet ăn vặt” thời kì đầu đã khiến cho loại hình kinh doanh này nở rộ từ lẩu buffet trà sữa, buffet trái cây, đến buffet bánh canh…. Tất cả đều tồn tại dưới một hình thức cơ bản “All you can eat” với mức giá cạnh tranh. Thực tế cho thấy, không phải cứ mở nhà hàng lớn mới có khả năng phát triển. Chỉ cần tư duy khác đi, “bình mới rượu cũ”, cũng đã biến ý tưởng cũ thành Big Idea bất kì lúc nào.

“Chuyển dịch địa điểm” (Relocation) thực sự là một giải pháp hay, khi áp dụng quy tắc thay đổi bối cảnh để tạo ra một môi trường mới, mang lại sự đổi mới trong việc tiếp nhận thông tin, nhằm thu hút, dẫn dắt cảm xúc hành vi người dùng, đồng thời có thể tối đa hóa ưu thế sẵn có của về sản phẩm, dịch vụ và phát triển thương hiệu bền vững..

Ông Yonathan Dominitz – bậc thầy về Quảng cáo – Sáng tạo toàn cầu, người thầy góp phần giúp các tập đoàn Agency quốc tế gặt hái các giải thưởng sáng tạo đình đám quốc tế. Theo phân tích của ông, 81% các chiến dịch thắng giải cao nhất (Gold và Grand Prix) tại Cannes Lions và Spikes Asia sử dụng các mô thức sáng tạo mà ông đã và đúc rút suốt 15 năm qua.

6 mô thức sáng tạo được Yonathan Dominitz chia sẻ bao gồm: Fight for a cause (Đấu tranh cho các vấn đề xã hội), Dynamic connections (kết nối linh động), New tasking (thêm một nhiệm vụ mới), Create a product (tạo ra sản phẩm mới), Sabotage/removal (loại bớt), Relocation (chuyển hướng vị trí).

Vĩ Quang – Hoài Anh
Theo Trí Thức Trẻ

BÌNH LUẬN