Con dâu Hoàng Kiều – siêu mẫu Đào Lan Phương và Ngọc Trinh trong chuyến sang Hàn Quốc dự chung kết Hoa hậu Quốc gia Hàn Quốc 2016. Khi trở về, cô chính là người đã mai mối “hợp đồng tình cảm” cho cha chồng và Ngọc Trinh.
Tỷ phú gốc Việt nổi tiếng vì được Forbes liệt kê là có khối tài sản hơn 3 tỷ USD và scandal tình ái với người mẫu Ngọc Trinh, nhưng ít ai biết tỷ phú này làm giàu nhờ kinh doanh gì. Thế nhưng, mới đây một trang tin tức tiếng Hoa nổi tiếng về chống buôn bán nội tạng, đã có bài viết tiết lộ về nguồn gốc thực sự của khối tài sản của ông Hoàng Kiều.
Tỷ phú Hoàng Kiều trong một chuyến về Việt Nam bằng chính chuyên cơ sang trọng của mình
Theo tiểu sử công khai trên Wikipedia, Hoàng Kiều sinh năm 1944 tại Quảng Trị, ông là cháu ruột của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ. Sau 1975, ông cùng gia đình định cư tại Mỹ và có công việc trong một phòng thí nghiệm của công ty Abbott. Đây là bệ đỡ cho ông vươn lên trong con đường sự nghiệp của mình.
Năm 1980, Hoàng Kiều rời bỏ cương vị quản lý tại Abbott để thành lập công ty của riêng mình với tên viết tắt là RAAS – hoạt động trong lĩnh vực sản xuất huyết tương y tế, chuyên cung cấp các kháng thể hiếm. Từ đó, việc làm ăn phát đạt đã thúc đẩy ông mở thêm chi nhánh tại Trung Quốc với tên gọi Shanghai RAAS Blood Products vào năm 1988. Ông là Phó chủ tịch Shanghai RAAS Blood Products, nắm giữ 37% cổ phần công ty này tương đương 183.600.000 cổ phiếu.
Trụ sở hoành tráng của Tập đoàn RAAS đặt tại Thượng Hải
Thật ra, RAAS không quá xa lạ với người Trung Quốc, đặc biệt là những nhà đấu tranh chống buôn bán nội tạng tại quốc gia này. Theo Văn Hối báo, một tờ báo tiếng Trung có trụ sở tại Hồng Kông, đây là một trong những cơ sở được nêu đích danh trong danh sách những nơi thực hiện việc buôn bán nội tạng công khai của Trung Quốc, dưới vỏ bọc là xuất khẩu huyết tương y tế ra nước ngoài. Thực chất, chính là việc bán máu người.
Và cũng không loại trừ đây chính là một trong những nơi Trung Quốc thử nghiệm những vũ khí vi sinh học tinh vi nhằm đầu độc cả thế giới bằng chính máu của họ.
Một cuộc biểu tình lớn của người dân Trung Quốc trước cổng trụ sở của RAAS, rất đông lực lượng an ninh có mặt để bảo vệ an toàn cho trụ sở này.
RAAS đã nhiều lần vấp phải những phản đối từ chính người dân Trung Quốc, thế nhưng đã được “dẹp yên” một cách bình lặng.
Quay trở lại, Hoàng Kiều, tỷ phú nhờ giữ cổ phần khổng lồ tại RAAS và hiện đang nắm chức Phó Chủ tịch tại Tập đoàn này, chắc chắn rất rõ những bí mật sâu kín nhất.
Tỷ phú Hoàng Kiều lúc còn “mặn nồng” cùng Ngọc Trinh
Sau cuộc tình chóng vánh với người mẫu Ngọc Trinh, tên tuổi Hoàng Kiều bỗng dưng nổi như cồn tại Việt Nam. Thế nhưng, đây không phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Chia sẻ với trang SaoStarVN mới đây, cựu người mẫu Lan Phương và cũng là con dâu của tỷ phú Hoàng Kiều đã trả lời thẳng thắn rằng đây thực chất chỉ là một cuộc tình hợp đồng nhằm đánh bóng tên tuổi của bố chồng tại Việt Nam, làm bệ đỡ cho các hoạt động kinh doanh sau này của ông Hoàng Kiều.
Con dâu Hoàng Kiều – siêu mẫu Đào Lan Phương và Ngọc Trinh trong chuyến sang Hàn Quốc dự chung kết Hoa hậu Quốc gia Hàn Quốc 2016. Khi trở về, cô chính là người đã mai mối “hợp đồng tình cảm” cho cha chồng và Ngọc Trinh. Ảnh: FBNV.
Trong một bài phỏng vấn với tờ Thời báo phố Wall vào đầu năm 2016, Tổng giám đốc điều hành RAAS Jie Chen đã nói về việc mở rộng hoạt động kinh doanh của RAAS, trong bối cảnh nguồn cung về máu tại Trung Quốc đã cạn kiệt do vấp phải sự phản ứng mạnh của người dân. Ông này cũng cho biết sẽ hướng hoạt động kinh doanh sang các quốc gia khác có sự lỏng lẻo về quản lý y tế như tại Châu Phi và các quốc gia ASEAN, trong đó có Campuchia và Việt Nam.
Vì vậy, sẽ không có gì lạ khi chỉ vài tháng tới đây, tỷ phú Hoàng Kiều sẽ trở lại Việt Nam với cái mác tỷ phú người Việt về nước đầu tư lĩnh vực y tế, mà tập đoàn đó không ai khác chính là RAAS, một cái vòi đã hút sạch máu tại Trung Quốc và chuẩn bị hướng vòi hút sang Việt Nam.
Các trung tâm cung cấp máu tại Việt Nam sẽ tiếp tục cung cấp máu cho người dân hay bán nó cho RAAS để thu lại nguồn lợi nhuận khổng lồ?
Các trung tâm cung cấp máu tại Việt Nam sẽ tiếp tục cung cấp máu cho người dân hay bán nó cho RAAS để thu lại nguồn lợi nhuận khổng lồ?
Với sự quản lý lỏng lẻo về y tế, điều gì sẽ ngăn cản một tập đoàn lớn mạnh như RAAS giành quyền mua máu từ các bệnh viện Việt Nam, nơi mà người dân nước này cũng đang cạn kiệt vì nạn thiếu máu?