Những vật dụng cứ nhìn lại là thấy một tuổi thơ đầy hiển hách với bao nhiêu là nước mắt và nụ cười

0
1348

Khoảng thời gian đầu thế kỉ 20, nếu là một gia đình bình dân, chắc chắn trong nhà sẽ sử dụng những chiếc chạn để bát đũa đơn sơ giản dị như thế này. Và có lẽ, đây chính là vật dụng gắn liền với nhiều kỉ niệm ấu thơ của thế hệ 7X, 8X.

Khoảng thời gian đầu thế kỉ 20, nếu là một gia đình bình dân, chắc chắn trong nhà sẽ sử dụng những chiếc chạn để bát đũa đơn sơ giản dị như thế này. Và có lẽ, đây chính là vật dụng gắn liền với nhiều kỉ niệm ấu thơ của thế hệ 7X, 8X.

Tivi đen trắng vỏ đỏ của . Những năm 80, chiếc tivi này có giá tương đương khoảng 7 – 10 chỉ vàng. Thời đó, tivi thuộc vào diện hàng hiếm, rất ít nhà dám mua về để xem. Cứ đến tối, người dân xung quanh lại tập trung ở những nhà có tivi để xem “ké”.

30 năm trước, điện còn khan hiếm, vì thế chỉ những gia đình ở mới có thể sử dụng bếp điện.

Quạt con cóc, sản phẩm đình đám một thời có giá 35 đồng. Đến nay, nhiều gia đình vẫn giữ làm kỉ niệm.

“Xịn” hơn quạt con cóc là quạt tai voi do Liên Xô sản xuất. Chiếc quạt có giá trị lớn nên được chủ nhân nâng niu, 30 năm rồi vẫn dùng tốt.

Bi đông, ca sắt tráng men và chiếc quạt đến nay vẫn chạy.

Chiếc đồng hồ báo thức “vệ tinh” của . Tuy nhiên, bên cạnh chiếc đồng hồ “vệ tinh” của , ngày đó, trong nhiều gia đình có nhiều đồng hồ dây cót Slava của Liên Xô. Phải nhà nào có người đi học, công tác ở Liên Xô mới có được những chiếc đồng hồ Slava này.

Đài cassette Sony – “hàng hiệu” chỉ có nhà giàu mới đủ tiền mua sắm.

Ít ai biết rằng những đồ vật hiện nay thuộc hàng “cổ lổ xĩ” như ti vi đen trắng, đài, bếp dầu… lại được xếp vào danh sách những thứ vật dụng xa xỉ thời xưa mà chỉ có những nhà thuộc hàng đại gia mới mua được.

Đồng hồ Seiko – “vũ khí tán gái” số 1 của thanh niên thành thị một thời. Nhãn hiệu đồng hồ nổi tiếng đi vào trong câu ca Một yêu anh có Seiko/ Hai yêu anh có Peugeot cá vàng/ Ba yêu anh có téc gang/ Bốn yêu hộ tịch rõ ràng thủ đô.

Bộ cốc thủy tinh nhiều góc cạnh của Liên Xô mà nhiều người vẫn quen gọi là cốc 7 kopeek cùng đèn dầu chuyên dụng khi điện còn khan hiếm.

Chiếc xe đạp Favorit của Tiệp Khắc giá 1.000 đồng ngày trước với đầy đủ biển số, bơm xe, có cả chiếc mũ rơm treo trên ghi đông – một tài sản cực kỳ lớn thời bao cấp.

BÌNH LUẬN