Ở quốc gia này họ không ăn bằng nĩa, thìa hay đũa mà thay vào đó họ ăn bằng tay đối với hầu hết các món ăn, kể cả các món có nước như cà ri.
Mỗi quốc gia đều có một nền văn hóa ẩm thực đặc sắc của riêng mình, thế nhưng hiếm có những nét nào độc đáo và kỳ lạ như các quốc gia dưới đây.
1. Ấn Độ
Điều lạ nhất của ẩm thực Ấn Độ chính là thói quen ăn bằng tay. Ở quốc gia này họ không ăn bằng nĩa, thìa hay đũa mà thay vào đó họ ăn bằng tay đối với hầu hết các món ăn, kể cả các món có nước như cà ri.
Khi ăn, tay trái của họ sẽ cầm đĩa và tay phải sẽ bốc thức ăn. Đây là điều thực sự quan trọng, phải ăn bốc bằng tay phải, tuyệt đối không ăn bằng tay trái. Theo quan niệm của họ, tay trái đại diện cho “cái ác” gồm những yếu tố tiêu cực, xấu xa và nhơ bẩn, còn tay phải đại diện cho “cái thiện” với tính chất đúng đắn, công lý và thanh khiết.
Bỏ qua những nhận xét chủ quan rằng ăn bốc là mất vệ sinh, kém văn minh… thói quen này của người Ấn Độ cần phải được nhìn nhận trên phương diện văn hóa ẩm thực.
2. Trung Quốc
Là một quốc gia có nền ẩm thực bậc nhất thế giới, chính vì vậy ở Trung Quốc cũng có rất nhiều phong tục ăn uống từ kỳ lạ cho đến khác người.
Ở Trung Quốc những sợi mỳ dài biểu tượng cho tuổi thọ. Chính vì vậy khi ở quốc gia này bạn không bao giờ được phép cắt nhỏ sợi mì, nếu làm như vậy có nghĩa bạn đang tự rút ngắn thời gian sống của mình. Thay vào đó, khi ăn mỳ bạn nên cuốn càng dài càng tốtCòn khi ăn cá, cho dù bạn đã ăn hết một mặt của con cá và muốn ăn mặt nằm bên dưới thì cũng không được lật ngược nó lại để ăn. Điều này cực kỳ kiêng kỵ khi bạn là một người sống trong ở làng chài, nó đồng nghĩa với mang lại xui xẻo, việc lật như vậy khiến người ta liên tưởng tới lật thuyền mà đối với ngư dân thì như thế quả là một thảm họa. Vậy phương pháp nào giúp bạn ăn mốt nửa con cá còn lại mà không cần lật? Đơn giản lắm, bạn chỉ cần gỡ bỏ phần xương ngăn thế là xong.
Lưu ý tiếp theo, khi gọi món ở Trung Quốc bạn phải gọi món theo số chẵn (2,4,6…) thay vì gọi số lẻ (1,3,5…), đơn giản vì số chẵn tượng trưng cho sự đủ đầy, còn số lẻ lại tượng trưng cho điềm xấu, cho sự ly tán hay đơn lẻ.
3. Pháp
Nếu sau một bữa ăn thân mật và bạn có ý hào phóng thì hãy đề nghị trả hết chi phí của bữa ăn, người Pháp không thích sự rắc rối và càng không thích làm phép tính toán phân chia sau mỗi bữa ăn. Quy tắc là hãy trả hết cả bữa ăn hay để một người khác làm điều đó.
Điều này khác xa với Việt Nam, chúng ta thường có xu hướng cào bằng chia đều phần tiền ăn cho mỗi người. Chuyện một người trả tiền hết bữa ăn cũng có nhưng thường trong những dịp như chiêu đãi, trúng số hay… tán gái mà thôi.
Ngoài ra ở Pháp, bánh mì cũng không được coi là đồ khai vị mà thay vào đó là để đẩy thức ăn vào nĩa. Khi ăn bánh mì, bạn hãy xé ra một phần nhỏ rồi dùng, đừng cắn trực tiếp lên ổ bánh mì.
4. Nhật
Ở các nước phương Tây, phục vụ bàn xem tiền boa hậu hĩnh là một phần thưởng cho cách phục vụ của họ. Tuy nhiên ở Nhật thì điều này lại bị xem như một sự sỉ nhục, coi thường. Giá tiền bạn trả cho bữa ăn đã bao gồm tiền phục vụ, vì thế cứ thưởng thức món ăn và không phải tốn thêm đồng nào cả.
Có thể điều này cũng tốt vì chỉ riêng tiền du lịch đến Nhật đã đắt đỏ với nhiều người rồi. Tuy vậy, đôi khi những người phục vụ sẽ nhận tiền boa để tránh cho bạn khỏi mất mặt vì bị từ chối. Nói chung đừng bao giờ cho tiền boa khi bạn đến Nhật. Nếu bạn buộc phải đưa tiền mặt, hãy cho vào một phong bao để coi nó như một “món quà” hơn là trực tiếp rút tiền từ trong ví ra đưa cho người nhận.Cũng ở Nhật Bản, một tục lệ rất lạ lùng là người ta khuyến khích nên…phát ra tiếng khi ăn để chứng tỏ rằng mình ăn rất ngon miệng. Trái lại, ở nhiều quốc gia khác, trong đó có Việt Nam, phát ra tiếng khi ăn là một hành động vô cùng bất lịch sự.
5. Tanzania
Ở Tanzania, nếu bạn được mời đi ăn, bạn không nên đến đúng giờ hoặc sớm hơn giờ hẹn bởi nếu bạn làm như vậy, gia chủ sẽ đánh giá là bạn không tôn trọng họ và thiếu phép lịch sự đấy. Tốt nhất là bạn nên đến muộn so với giờ hẹn khoảng 20 phút. Quả là lạ lùng đúng không?
6. Canada
Người Canada có một thói quen rất kì lạ đó là người ta khuyến khích… xì hơi sau khi ăn bởi người dân ở đây quan niệm rằng, như vậy mới là lịch sự, như vậy để bày tỏ sự cảm ơn và hài lòng về bữa ăn.
7. Nga
Người Nga uống vodka nguyên chất từ chai rượu và thậm chí còn không cho đá vào. Họ cho rằng rượu Vodka nếu cho thêm bất cứ thứ gì vào sẽ làm hỏng đi sự tinh khiết của nó.Hầu hết chúng ta không uống vodka vào sáng sớm, nhưng nếu được mời một ly ở Nga thì bạn nên đón nhận. Vì khi được một người Nga mời rượu vodka, đó là dấu hiểu của sự thân thiện và tin tưởng, nên nhận lời mời rượu cũng như là nhận lấy lòng thiện cảm của họ dành cho mình. Còn nếu làm ngược lại, bạn sẽ bị xem là bất lịch sự, điều này giống như từ chối một cái bắt tay vậy.
8. Bồ Đào Nha
Ở Bồ Đào Nha, nếu muối và tiêu không có sẵn ở trên bàn, đừng hỏi phục vụ đem thêm gia vị đến vì đó được xem là một sự mỉa mai với tay nghề nêm nếm của người đầu bếp. Quy tắc trong bữa ăn ở Bồ Đào Nha là hãy hài lòng với những gì bạn đang có.
Theo Homin blog