7 nơi kì lạ người dân bị cấm chết vì không có chỗ để chôn

0
590

Dưới đây là 7 địa điểm nơi người dân được yêu cầu phải trở nên… bất tử, hay ít ra cũng không được chết trong khu vực:

1. Sellia, Ý


Vào tháng 8/2015, thị trưởng của thị trấn này đã ra một sắc lệnh cấm người dân… bị ốm. Với dân số chỉ vỏn vẹn 537 người, hầu hết đều trên 65 tuổi, thì bệnh tật và chết chóc sẽ biến nơi đây thành . Vì thế, mục đích chính của lệnh cấm là khuyến khích người dân cho thật tốt. Ai không kiểm tra sức khỏe định kì sẽ bị phạt.

2. Cugnaux, Pháp


Năm 2007, làng Cugnaux có 2 nghĩa trang nhưng chỉ còn có 17 chỗ trống. Tuy nhiên, vì mực nước ngầm ở đây khá cao nên vùng đất duy nhất nơi có thể mở rộng nghĩa trang là khu căn cứ quân sự gần đó. Phía cơ quan quốc phòng không đồng ý chôn người chết ở phạm vi của mình nên thị trưởng ngôi làng đã tuyên bố những người chưa có sẵn mộ thì không được phép chết. Hành động này của ngài thị trưởng đã có hiệu quả, cuối cùng thì bên quốc phòng phải nhượng bộ.

3. Sarpourenx, Pháp


Noi gương Cugnaux, vào năm 2008, thị trưởng ngôi làng Sarpourenx cũng cấm 260 cư dân của mình qua đời. Sắc lệnh tuyên bố ai vi phạm sẽ bị phạt nặng. Tuy nhiên cuối năm đó, ngài thị trưởng 70 tuổi lại phạm luật.

4. Biritiba Mirim, Brazil


Vào năm 2005, do thiếu đất chôn mà thị trưởng của thị trấn này đã cấm chết chóc. Nhà thờ Công giáo quản lý nghĩa trang và chẳng còn chỗ trống nào nữa. Thị trấn này chuyên về nông nghiệp, cung cấp hầu hết hoa quả và rau xanh cho Sao Paulo. Vì mực nước ngầm tương đối cao và lí do bảo tồn nên việc mở rộng nghĩa trang là bất khả kháng. Mãi đến năm 2010, nghĩa trang mới được mở cho phép cư dân “tự nhiên qua đời”, tuy nhiên không biết việc này sẽ kéo dài được bao lâu.

5. Lanjaron, Tây Ban Nha


Vào năm 1999, người dân ở thị trấn này cũng được yêu cầu phải giữ gìn sức khỏe hết sức cẩn thận cho đến khi tìm được chỗ xây nghĩa trang mới. Việc giải tỏa mặt bằng mất khá nhiều thời gian và chính quyền muốn người dân chết trong huy hoàng.

6. Falciano del Massico, Ý

Falciano del Massico không có nghĩa trang riêng. Vào năm 2012, giới chức của thị trấn 3.700 dân này đã cấm việc chết chóc để ép thị trấn kế bên cho phép người dân của mình được chôn ké, dù phải chịu phí cao hơn. Tuy nhiên, luật này đã bị xâm phạm khi có 2 cụ lớn tuổi qua đời.

7. Longyearbyen, Na Uy


Thị trấn này nằm ở Bắc Cực với 2.000 dân, chủ yếu làm việc trong các mỏ quặng. Vào năm 1950, nhận thấy các xác chết trong nghĩa trang không bị phân hủy, chính quyền nơi đây đã quyết định ra lệnh cấm người chết. Bởi vì các thi thể nằm dưới lớp băng được bảo tồn nguyên vẹn đến nỗi các trong cơ thể họ vẫn còn sống. Các nhà phát hiện virus cúm từ nạn dịch năm 1918 ở Tây Ban Nha vẫn còn hoạt động trong cơ thể những bệnh nhân đã chết vì cúm. Lo sợ một nạn dịch bùng phát nên người dân ở đây buộc phải đi đến nơi khác nếu họ đổ bệnh.

Quả thật, người sống còn không có chỗ ở thì người chết không có đất chôn cũng là chuyện dễ hiểu. Đây cũng là lí do mà hoạt động hỏa táng và lập nghĩa trang online ngày càng phổ biến và dần được chấp nhận. Chỉ cần có lòng thành thì dù là hình thức nào, người đã khuất chắc cũng sẽ hiểu mà yên lòng nơi chín suối.

Nguồn: The Guardian

BÌNH LUẬN