7 điều chung ta ai cũng làm những lại không dám nhận

0
746

Cho rằng mình hơn người là con đường ngắn nhất khiến bạn bị đá ra rìa xã hội. Tự tin và ảo tưởng nhiều khi cách nhau có 1 gang. Do đó hãy luôn tỉnh táo.

1. Bạn tô vẽ cuộc đời mình để nghe cho thật kiêu

Bản chất của con người là nói dối và nó không liên quan đến đạo đức, chỉ là cái cảm giác nói rồi thôi, chẳng ai bắt bẻ được, cũng chẳng ai đào sâu, người ta cứ tin như vậy và ngưỡng mộ bạn như vậy.

Người ta nói dối vì câu chuyện thêu dệt đó có sức ảnh hưởng lớn hơn chuyện bị khui, bị phát hiện ra chân tướng. Chúng ta chẳng dám bịa những chuyện quá phi thường hay hoang đường, nhưng ở mỗi vấn đề lại thêu dệt thêm một tí cho có màu sắc.

Chẳng phải là bạn đang van xin sự chú ý của người khác à! Thôi được, bạn cứ việc “đao to búa lớn” với người ngoài, nhưng với người thân và đặc biệt là bạn đời của mình, tô vẽ cuộc sống theo một cách sai lệch chỉ biến bạn thành trò cười thôi.

Cuộc đời là của mình, có nhất thiết phải tung hỏa mù như vậy không?

2. Bạn giả vờ như không nhìn người ta

Bạn sắp sửa nhìn nhưng lại giả vờ như không nhìn để đối phương không nghĩ rằng bạn đang nhìn mặc dù bạn rất muốn nhìn. Tại sao vậy? Bạn sợ họ nghĩ bạn là một kẻ tò mò, háo sức, dâm ô, nhiều chuyện!!!

Đừng tự xỉ vả mình như thế. Con người luôn thích thú trước những vật/người nổi bật hơn hẳn so với đám đông. Vậy thì nhìn một chút có gì sai. Nếu họ nhìn lại bạn thì hãy cười. Nếu họ cười với bạn thì nói xin chào. Đâu có khó nhỉ?

3. Chính bạn đánh rắm mà làm như người khác đánh rắm

Chẳng có gì xấu xa ở đây cả, ai mà chẳng làm thế. Chỉ cần đừng đổ tội lên bạn gái hay mẹ bạn, vậy là bạn sẽ ổn thôi.


Chẳng ai dám tự nhận mình là thủ phạm đánh rắm.

4. Bạn nghĩ mọi người đều biết hết, chỉ có bạn là chẳng biết gì

Mỗi khi bất an, bạn lại muốn trở thành người khác. Bạn cảm thấy lạc lõng, thấy chẳng làm được cái tích sự gì. Biết đâu những người xung quanh cũng cảm thấy như bạn, chỉ có điều là họ giả vờ không lộ ra ngoài thôi.

Mỗi người đều có nỗi sợ của riêng mình, vì thế hãy chiến thắng nỗi sợ của mình thay vì ước ao mình là người khác.

5. Ai cũng bị ám ảnh về ngoại hình

Có bao giờ bạn bước qua một tấm gương (hay chỉ 1 cái cửa kiếng thôi) mà không liếc nhìn mình trong gương một cái? Thêm 30 giây chỉnh đốn lại quần áo, tóc tai. Thêm 30 giây chụp 1 tấm selfie để so sánh với ảnh selfie hôm qua…

Con người vốn là những sinh vật hão huyền. Ngay cả khi đang khóc, đang đau lòng, đang chỉ có một mình… bạn vẫn có thể nhìn vào gương được. Chúng ta không chỉ bị ám ảnh về vẻ ngoài của mình, mà những người thờ ơ với ngoại hình của họ cũng bị đánh giá là bê tha.

Ngoại hình là một phần, nhưng không phải tất cả, độ dày và nhăn của não mới quan trọng.

Đã bao giờ bạn vừa lái xe vừa liếc nhìn mình trong gương chưa?

6. Bạn “tự sướng” trong nhà tắm

Làm gì có nơi nào đủ cho bạn 5 phút riêng tư ngoài nhà tắm và nhà vệ sinh? Ăn – uống – ngủ – đại tiểu tiện – tắm – làm tình, cái nào mà chẳng quan trọng như nhau. Thôi bạn cứ tận hưởng đi.

7. Bạn đánh giá mình quá cao

90% mọi người tin rằng mình lái xe giỏi nhất. 80% tin rằng mình thông minh hơn người khác. 70% tin rằng mình mới đáng là sếp. Chẳng cần nhẩm tính bạn cũng thấy rõ là con người trong thế giới này ảo tưởng như thế nào rồi.

Mà sách vở cũng khuyên bạn phải tin tưởng vào năng lực của bản thân mới ghê chứ. Thử nghĩ mà xem: một người tự tin mình là tay lái lụa, và một người nghĩ mình là tay lái yếu nên phải cẩn thận, rốt cuộc ai có nguy cơ vào nhà thương cao hơn?

Cho rằng mình hơn người là con đường ngắn nhất khiến bạn bị đá ra rìa xã hội. Tự tin và ảo tưởng nhiều khi cách nhau có 1 gang. Do đó hãy luôn tỉnh táo.

Nguồn: Tác giả Mark Manson

BÌNH LUẬN