6 điều bí mật ít người biết về shahara sa mạc khô cằn lớn nhất thế giới

0
1612

Sahara trải dài gần hết phía Bắc của , bao gồm các quốc gia như Algeria, Chad, Ai cập, Libya, Mali, Mauritania, Morocco, Niger, Western Sahara, Sudan và Tunisia. Nó được bao bọc bởi Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và biển Đỏ. Theo báo cáo mới đây công bố trên tờ Science Advances, con người từng cư ngụ trên sa mạc này cách đây 8.000 năm.

Ngày nay, Sahara là một trong những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất quả đất. Nhiều thứ đã thay đổi suốt 8.000 năm qua và hi vọng 10 điều lượm lặt dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được phần nào về sa mạc nổi tiếng nóng nhất thế giới này.

1. Những bộ lạc săn bắt hái lượm từng chiếm cứ Sahara

 Hình ảnh khắc đá về cuộc sống sinh hoạt của người dân Sahara trong thời kì Băng Hà.

Sa mạc này từng là mái nhà của những bộ lạc săn bắt hái lượm, sống bằng cách trồng trọt và chăn nuôi từ cách đây khoảng 5.000 – 11.000 năm. Ngày nay, Sahara là nơi sinh sống của khoảng 2 triệu người, với mật độ dân số tương đương 1/150 mật độ dân số của Mĩ.

2. Sahara hiện nay khô hạn gấp 10 lần trước đây

Theo tiến sĩ Jessica Tierney từ Đại học Arizona (Mĩ), chỉ nhận được lượng mưa từ 2,5 đến 10cm mỗi năm, ít hơn 10 lần so với thời điểm khi nơi này còn phủ màu xanh. Sự thay đổi khí hậu ở Sahara là do chu kì quay 41.000 năm của trái đất. Suốt chu kì này, trái đất đã thay đổi độ nghiêng từ 22 đến 24,5 độ. Do đó, các nhà dự đoán 15.000 năm sau, Sahara sẽ xanh trở lại.

 Sahara đã từng rất xanh trong suốt một thời gian dài.

3. Con người cứ ra đi rồi trở lại

Thời điểm Sahara còn ẩm ướt là lúc con người cư ngụ đông đúc. Nhưng cách đây 8.000 năm, khi nơi này bắt đầu khô héo thì con người cũng dần dà bỏ đi. Nhưng các nhà khoa học còn chưa rõ liệu khí hậu có phải là lí do duy nhất cho cuộc di cư khỏi Sahara hay không.

Tuy nhiên, dù từng dứt áo ra đi nhưng thật thú vị là rốt cuộc loài người cũng quay trở về vùng đất này, nhưng thay vì săn bắt hái lượm, họ bắt đầu chăn nuôi gia súc rải rác khắp sa mạc rộng 9,4 triệu km vuông này. Dê và lạc đà là vật nuôi phổ biến nhất ở đây. Ngoài ra Sahara còn có cáo, linh dương, báo cheetah, con giông, rắn độc, chó hoang, đà điểu…

 Ở Sahara hiện nay chủ yếu là dân du mục sinh sống.

4. Sahara là “ổ bụi” lớn nhất hành tinh

Sự khan hiếm mưa và thảm thật vật đã biến nơi này thành bãi bụi lớn nhất hành tinh với những đụn cát cao tới 180m. Bão bụi ở Sahara thậm chí có thể gây ra mưa bùn ở châu Âu. Người ta ước tính mỗi năm có khoảng 400-700 tấn bụi đã di chuyển từ Sahara sang tận châu Mĩ và các khu vực khác. Lượng bụi này dù nguy hại cho hệ hô hấp, nhưng cũng chứa nhiều phốt pho, kali, canxi, oxit sắt… cung cấp dưỡng chất cho rừng .

 Những cơn bão bụi ở Sahara có thể vùi lấp tất cả mọi thứ.

5. Sahara còn có và ốc đảo

Không chỉ những đụn cát, Sahara còn có cát biển, sỏi đồng bằng, đá cao nguyên, thung lũng khô, hồ muối, núi, sông, suối và ốc đảo. Địa điểm cao nhất ở Sahara là Emi Koussi. Đây là một núi lửa thoai thoải thuộc địa phận Cộng hòa Chad. Hầu hết sông suối ở Sahara chỉ xuất hiện theo mùa, ngoại trừ con sông Nile. Con sông này chảy qua Sahara và đổ ra biển Địa Trung Hải.

Có một số tầng nước ngầm ở Sahara. Đôi khi chúng trồi lên được bề mặt và hình thành ốc đảo. Một số ốc đảo nổi tiếng ở Sahara bao gồm Siwa, Kufra, Timimoun và Bahariva.

 Những cánh đồng hoa màu ở ốc đảo Kufra chính là nỗ lực phi thường của con người nhằm cải tạo sa mạc khô cằn.

6. Sahara có cả tuyết

Một số dãy núi ở Sahara có tuyết định kì. Năm 1979, một trận bão tuyết đã làm tắc nghẽn giao thông ở Sahara thuộc địa phận nước Algeria. Đây là lần đầu tiên người ta thấy tuyết ở khu vực này. Tuyết tan trong vài giờ và xuất hiện trở lại vào năm 2012.

 Tùy theo khí hậu mà Sahara đôi khi phình to, có lúc lại thu hẹp. Dù đây là một trong những vùng đất có khí hậu khắc nghiệt nhất hành tinh, nhưng điều đó không thể ngăn cản những bước chân đam mê khám phá của các nhà khoa học và dân du lịch. Nếu bạn ưa thích mạo hiểm thì Sahara sẽ là điểm đến không thể chối từ dành cho bạn.

Nguồn: Live Science

BÌNH LUẬN