10 Máy bay chiến đấu đắt giá nhất thế giới, khả năng chiến đấu kinh hoàng đến ám ảnh con người

0
1226

Hiện nay kiểu mô hình máy bay toàn năng này đã trở thành lực lượng nòng cốt của hàng không mẫu hạm nước Mỹ.

Chúng ta thường nhìn thấy tân tiến trong các bộ phim Hollywood, vậy trong thế giới thực như thế nào? Dưới đây là một số công nghệ cao do chế tạo, trong đó có một số là phụ trách vận chuyển, có một số là phụ trách thông tin, trinh thám, phần lớn là phụ trách tấn công.

#10. F/A-18 Hornet: Chi phí chế tạo chiếc máy bay này là 94 triệu USD, sử dụng động cơ kép. Nó là một chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên vừa có thể tấn công mục tiêu trên không trung, vừa có thể tấn công mục tiêu dưới mặt đất do quân đội Mỹ trang bị. Nó xuất hiện trong chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, còn tham dự vào Bão táp Sa mạc, hoàn thành nhiệm vụ vô cùng xuất sắc. Hiện nay kiểu mô hình máy bay toàn năng này đã trở thành lực lượng nòng cốt của hàng không mẫu hạm nước Mỹ.

#9. EA-18G roar: Chi phí chế tạo chiếc máy bay chiến đấu này là 102 triệu USD. Sử dụng thiết bị đối kháng điện tử thế hệ mới, còn bảo lưu được toàn bộ hệ thống vũ khí và tính năng động cơ vượt trội của Super Hornet. Nó được thiết kế rất tiên tiến, dù ở trên boong tàu bay của hàng không mẫu hạm, hay ở trên mặt đất, đều có thể chấp hành nhiệm vụ tấn công các mục tiêu trên không rất tốt.

#8. V-22 Osprey: Chi phí chế tạo chiếc máy bay chiến đấu này là 118 triệu USD. Nó có thể bay thẳng lên trên cao hoặc lao thẳng xuống dưới, tốc độ và khoảng cách bay đều rất mạnh, thậm chí có thể hơn cả máy bay chiến đấu. Vào năm 1999, loại máy bay này được trang bị trong đội đột kích của thủy quân lục chiến Hoa Kỳ, hiện nay đã thay thế máy bay trực thăng quân dụng truyền thống. Năm 2007, những chiếc máy bay này lần đầu tiên được đưa vào tham gia nhiệm vụ trên chiến trường Iraq, hoạt động rất đẹp mắt.

#7. F-35 Lightning thế hệ thứ hai: Chi phí chiến đấu này là 122 triệu USD. Đây là máy bay chiến đấu đơn, động cơ đơn, có thể bay lên hạ xuống trong khoảng cách ngắn, toàn bộ cho phép bay lên hạ xuống thẳng đứng. Thiết kế ban đầu của nó hoàn toàn thay thế các loại máy bay đã lâu đời của hải quân và không quân Mỹ, nhưng sau khi máy bay được hoàn thành, vẫn còn một số khuyết điểm trong thực tế.

#6. E-2D advanced Hawkeye: Chi phí chế tạo là 232 triệu USD. Đây là máy bay cảnh báo sớm tiên tiến nhất toàn cầu hiện nay, ứng dụng hệ thống radar mới nhất, từ đó tăng cường phạm vi giám sát, hiệu quả giám sát. Khả năng thông tin của nó rất mạnh, được trang bị thêm hệ thống hỗ trợ điện tử nâng cao và hiện đại hóa nhóm liên kết thông tin sau đó truyền tải.

#5. VH-71 Kestrel: Chi phí chế tạo là 241 triệu USD, hàm lượng công nghệ của nó rất cao, tính năng rất mạnh, ban đầu là thiết kế chuyên dành riêng cho tổng thống nước Mỹ. Bên trong chiếc máy bay có công nghệ văn phòng trên không, có thể tương thích với Bộ quốc phòng, văn phòng quân sự , hệ thống kết cấu quản trị quân sự quốc gia.

#4. P-8A Poseidon: Chi phí chế tạo là 290 triệu USD, nhiệm vụ chủ yếu nhằm chống ngầm và thu thập tình báo cho hải quân. Máy bay được trang bị ngư lôi chống ngầm MK54. Vào năm 2010, loại máy bay này được đưa vào sản xuất hàng loạt, đến năm 2013 được trang bị cho hải quân Mỹ.

#3. C17A Globemaster: Chi phí chế tạo là 328 triệu USD. Đây là máy bay vận chuyển có thể đồng thời tích hợp làm nhiệm vụ chiến lược, chiến thuật duy nhất trên thế giới hiện nay. Nó có thể chở xe tăng chiến đấu chủ lực M1 nặng 55 tấn. Để chế tạo loại máy bay này, các chuyên gia phải mất thời gian 14 năm. Đây là kế hoạch máy bay có thời gian lâu nhất từ trước đến nay của Mỹ.

#2. F-22 Raptor: Chi phí chế tạo là 350 triệu USD, đại diện cho trình độ cao nhất của công nghệ máy bay chiến đấu hiện nay. Trong những năm vừa qua, loại máy bay này cùng F-15 tiến hành vô số lần thi đấu mô phỏng, kết quả chiến đấu là 140:0. Từng có trường hợp 1 chiếc Raptor đấu với 5 chiếc F-15. Trong 3 phút ngắn ngủi, toàn bộ máy bay F-15 đều bị tiêu diệt.

#1. B2 Ghost: Chi phí chế tạo là 2,4 tỷ USD, là loại máy bay ném bom tàng hình duy nhất trên thế giới hiện nay. Đây cũng là kế hoạch nghiên cứu quân sự có mức bảo mật tối cao nhất sau dự án ném bom nguyên tử của Mỹ. Nghe nói loại máy bay này có thể trực tiếp đáp xuống quân doanh của địch triển khai tấn công bất cứ lúc nào và có khả năng trực tiếp phá hủy bất cứ mục tiêu nào. Chỉ cần có từ 4 đến 6 chiếc Ghost, có thể phá hủy cả một trong nhiệm vụ một lần bay.

Sự phát triển của công nghệ giúp uy lực của máy bay chiến đấu càng ngày càng lớn mạnh. Các nước tăng cường chế tạo vũ khí, rốt cục nhằm chạy đua vũ trang giữa các khu vực. Nếu những chiếc máy bay chiến đấu cường đại này được sử dụng phá hoại hòa bình, điều đó sẽ là sự hối tiếc thực sự. Hy vọng chúng mãi mãi sẽ không có ngày được dùng đến.

Đức Hải
Theo đại kỷ nguyên

BÌNH LUẬN