Có thể nói hóa trang là một trong những quá trình quan trọng nhất khi làm phim. Nó tạo nên nét đặc trưng và mặt hình ảnh cho mỗi nhân vật. Dưới đây là 10 kiểu hóa trang hay dùng nhất trong ngành điện ảnh.
1. Hóa trang cho nhân vật có nét đặc trưng riêng
Edward Scissorhands do Johnny Depp thủ vai trong bộ phim cùng tên. (Ảnh: Internet)
Kiểu hóa trang này là sự kết hợp giữa trang điểm, thiết kế trang phục, đạo cụ và diễn xuất cá nhân của diễn viên để tạo ra một nhân vật có một không hai chỉ trên phim ảnh. Điển hình nhất là nhân vật Edward Scissorhands do Johnny Depp thủ vai trong bộ phim cùng tên.
Để tạo nên một người kéo chân thật và ám ảnh nhất theo đúng phong cách đạo diễn Tim Burton, họ đã phải làm gương mặt Johnny Depp trông nhợt nhạt hơn, môi thâm và những vết sẹo ngang dọc khắp cơ thể.
2. Thay đổi nét mặt và thần thái diễn viên
Bạn sẽ không thế nào nhận ra được diễn viên Chalize Theron khi hóa thân thành kẻ giết người hàng loạt trong bộ phim Monster. (Ảnh: Internet)
Bằng nhiều cách khác nhau như đeo răng giả, đổi màu tóc, màu da, đeo lens hay tạo tàn nhang, sẹo trên da, ekip hóa trang có thể biến một diễn viên xinh đẹp trở thành một người phụ nữ gai góc, mạnh bạo.
Bạn sẽ không thế nào nhận ra được diễn viên Chalize Theron khi hóa thân thành kẻ giết người hàng loạt trong bộ phim Monster. Hay một trường hợp khác, nam diễn diễn Joseph Gordon-Levitt cũng phải thay đổi nét mặt để trở thành Bruce Willis thơi trai trẻ trong phim Looper.
3. Hoá trang thành giới tính khác
Eddie Redmayne trong phim Cô gái Đan Mạch. (Ảnh: Internet)
Hóa trang thành một giới tính khác thường rất hay gặp trong quá trình làm phim. Nghe có vẻ dễ nhưng thật ra nó đòi hỏi sự tinh tế, đẳng cấp trong việc trang điểm. Làm sao để vai diễn không lố hay thô là cả một vấn đề. Chẳng hạn như trường hợp gần đây nhất chính là vai diễn chuyển giới của Eddie Redmayne trong phim Cô gái Đan Mạch.
4. Hoá trang nhân vật theo tuổi tác
Brad Pitt đang trong quá trình hóa trang. (Ảnh: Internet)
Sau khi hoá trang xong. (Ảnh: Internet)
Có rất nhiều bộ phim nói về cuộc đời của một nhân vật xuyên suốt từ khi còn trẻ đến lúc về già. Ngoài việc trang điểm thông thường, ekip hóa trang còn phải sử dụng thêm những kĩ xảo hiện đại.
Trong phim The Curious Case of Benjamin Button, ekip hóa trang đã phải dùng mọi cách từ thủ công đến công nghệ vi tính để tạo nên được Benjamin Button do Brad Pitt thủ vai từ lúc sơ sinh đến khi về già.
5. Hoá trang đề cao tính nghệ thuật
Hầu hết phim của Guillermo Del Toro đều sử dụng cách thức hóa trang này. (Ảnh: Internet)
Nhiều đạo diễn đòi hỏi nhân vật của mình phải được hóa trang thật đẹp, mang tính hình tượng và nghệ thuật cao. Lúc này, các chuyên gia trang điểm phải nghĩ ra chất liệu hóa trang hay cách để tạo ra nhân vật đúng ý đạo diễn nhất về mặt hình ảnh lẫn thần thái. Hầu hết phim của Guillermo Del Toro đều sử dụng cách thức hóa trang này.
6. Nhân hoá đồ vật, con thú
Kiểu hóa trang này thường được sử dụng trong các bộ phim dành cho lứa tuổi thiếu nhi xem. (Ảnh: Internet)
Kiểu hóa trang này thường được sử dụng trong các bộ phim dành cho lứa tuổi thiếu nhi xem. Tác phẩm điển hình thành công có lẽ phải kế đến bộ phim Phù thủy xứ Oz. Tuy được sản xuất rất nhiều năm về trước nhưng các chuyên gia hóa trang đã có thể tạo ra những nhân vật rất riêng bằng phương pháp thủ công thông thường.
7. Hoá trang thành động vật
Quá trình đắp mặt nạ tinh tinh trong bộ phim Planet of the Apes. (Ảnh: Internet)
Trước khi có công nghệ làm ra những việc này thì đội ngũ hóa trang phải mất rất nhiều thời gian để biến người thành động vật. Hoặc phim có thể sử dụng kĩ xảo để thay thế.
Trên ảnh là quá trình đắp mặt nạ tinh tinh trong bộ phim Planet of the Apes. Điều này minh chứng được rằng con người có thể làm nên tất cả chỉ với đôi tay của mình.
8. Hoá trang biến đổi hình dạng dần dần
Tạo hình nhân vật trong District 9. (Ảnh: Internet)
Kiểu hoá trang này thường gặp trong các bộ phim kinh dị, khoa học viễn tưởng. Bằng công nghệ hóa trang phi thường, người xem có thể cảm thấy sự chuyển đổi thật sự của nhân vật. Điển hình là những phim như District 9, The Fly.
9. Đạo cụ phim làm từ công nghệ hoá trang
Khoảng 1800 bàn chân của người lùn đã được các chuyên viên làm và sử dụng xuyên suốt thời gian quay phim. (Ảnh: Internet)
Từ loạt phim Chúa tể những chiếc nhẫn, người ta đã sáng tạo ra thêm đạo cụ quay phim để hỗ trợ cho việc hóa trang. Khoảng 1800 bàn chân của người lùn đã được các chuyên viên làm và sử dụng xuyên suốt thời gian quay phim.
10. Hoá trang bị thương đẫm máu
Một cảnh trong phim I saw the devil. (Ảnh: Internet)
Hầu như đa số các bộ phim đều có cảnh đẫm máu. Và vì vậy việc hóa trang cho nhân vật bị thương chảy máu thường gặp nhất. Đặc điểm của kiểu hóa trang này là phải thật. Phải đủ thật để có thể thuyết phục và làm khán giả sợ.
Tác giả: Hà Kim