Trên hòn đảo nhỏ có đặt một webcam, nhìn ra eo biển. Du khách có thể dùng để ngắm cảnh, hoặc kéo dài tầm nhìn, để nhìn gần hòn đảo lớn.
Mỗi quốc gia đều có đường ngăn cách, không cho phép vi phạm lãnh thổ của nhau. Đó gọi là đường biên giới. 10 đường biên giới dưới đây sẽ cho bạn những khám phá đầy thú vị.
1. Biên giới Tây Ban Nha – Ma Rốc
Ceuta là một trong hai thành phố tự trị của Tây Ban Nha nằm ở phía ngoài biển, vị trí nằm ở phía Bắc của Bắc Phi gần ven biển Địa Trung Hải, là vùng đất được bao bọc bởi Ma Rốc, diện tích 18.5 km² (7.1 dặm vuông), cắt ngang eo biển Gibraltar, nhìn thẳng ra bán đảo Iberia.
Ma Rốc nhiều lần lên tiếng với hai thành phố tự trị của Tây Ban Nha nằm ngoài biển là Ceuta và Melilla, cùng với một số hòn đảo của Địa Trung Hải về vấn đề sở hữu chủ quyền, buộc chính phủ Tây Ban Nha xây một bức tường gai thép cao 3 mét (10 feet) ở xung quanh hai thành phố này, và phòng tránh dân tị nạn Châu Phi nhập cảnh trái phép.
2. Biên giới Hà Lan – Bỉ (Baarle-Nassau – Baarle-Hertog)
Baarle là một thảnh phố tự trị của Hà Lan. Baarle và thành phố Baarle-Hertog của Bỉ có chung một biên giới không bình thường. Baarle-Hertog có tổng cộng 26 miếng đất đều bị Baarle bao vây, mà trong đó lại có một số miếng đất là thuộc địa của Baarle.
Một miếng đất nhỏ nhất thuộc về đất của Bỉ chỉ có 2/3 mẫu (1/4 Ha). Nhưng biên giới vô cùng phức tạp, thậm chí có một vài ngôi nhà nằm giữa hai đất nước này. Ví dụ như tấm hình phía trên, nửa bên trái thuộc về Hà Lan, nửa bên phải thuộc về Bỉ.
3. Biên giới Ai Cập – Sudan (Bir Tawill)
Bir Tawill là một vùng đất cằn cỗi có diện tích là 795 dặm vuông (2.060 km² ). Nó nằm giữa Ai Cập và Sudan. Nó là một trong hai mảnh đất vô chủ (Bir Tawill và Hala’ib) bị dư ra từ sau sự kiện nước Anh vẽ ranh giới vào năm 1902 và năm 1899.
Hala’ib có rất nhiều loại tài nguyên, nên đã trở thành mục tiêu tranh giành của hai nước, nhưng Bir Tawill thì ngược lại không nước nào muốn chiếm giữ. Vì vậy, Ai Cập khẳng định phần biên giới được chế định vào năm 1899, Hala’ib thuộc về sở hữu của Ai Cập, còn Bir Tawill thuộc về Sudan. Nhưng mà, Sudan lại khẳng định biên giới được chế định vào năm 1902 ngược lại với ý trên, Hala’ib thuộc về sở hữu của Sudan, còn Bir Tawill thì thuộc về Ai Cập. Cả hai nước đều kiên quyết khẳng định Hala’ib thuộc về mình, nên Hala’ib trở thành lãnh thổ duy nhất trên thế giới (trừ Châu Nam Cực) không có bất cứ quốc gia nào tuyên bố quyền sở hữu (tức Hala’ib là vùng đất vô chủ).
4. Biên giới Nepal – Trung Quốc (ngọn núi Everest)
Tại sao ngọn núi Everest lại xuất hiện trong danh sách này? Tuy rằng, mọi người đều biết Everest là ngọn núi cao nhất trên thế giới, nhưng rất nhiều người không biết rằng biên giới giữa Nepal và Trung Quốc chính là được vẽ ngay chính giữa ngọn núi này, bao gồm các đỉnh núi, điều này cũng làm nó trở thành đường biên giới cao nhất thế giới.
5. Mỹ (biên giới đặc khu Colimbia và Maryland)
Đặc khu Comlumbia (District of Columbia) ban đầu vốn là một viên kim cương to được cắt ra từ Maryland và Virginia (thuộc về phần lãnh thổ của Virginia, về sau trả lại cho Virginia). Do vì diện tích, hình thái và vị trí địa lý, mà biên giới này có vài đặc điểm không bình thường. Lúc đầu khi biên giới này được chế định, dọc theo đường biên giới cứ cách một dặm Anh (1.6km), thì đặt một tảng đá to, bọc hết toàn bộ đường biên giới, tổng cộng dùng hết 100 tảng đá to, vì đặc khu nằm ở bờ biển có chiều dài 10 dặm Anh. Ngày nay có vài tảng đá to không còn nữa, nhưng phần lớn thì vẫn còn.
Tấm ảnh này là tảng đá biên giới đầu tiên do đặc khu Columbia thiết lập, vào ngày 15 tháng 4 năm 1791 đặt ở Jones Point thành phố Alexandria- Virginia.
Biên giới này rất đặc biệt, East Street và West Street chia ra làm biên giới Đông Bắc và biên giới Tây Bắc. Nếu bạn đi bộ trên vỉa hè bên đường phía Bắc, thì đó chính là Maryland, con đường vốn thuộc về đặc khu, mà vạch kẻ đường chính là đường biên giới. Những cửa hàng ở bên đường phía Bắc, số mã vùng (Maryland) phải thêm khi gọi, không giống với số mã vùng (đặc khu) ở bên đường phía Nam.
6. Biên giới Mỹ – Canada (Vermont và Derby Line)
Thị trấn Derby Line bắt ngang biên giới của Mỹ và Canada. Đường biên giới đi qua thị trấn, thậm chí là đi xuyên qua một số kiến trúc và hộ gia đình. Trong một số tình huống nào đó, một gia đình đang nấu ăn trong bếp của quốc gia này, và ăn cơm ở phòng khách của một quốc gia khác. Thư viện miễn phí Haskell và nhà hát Opera của thị trấn Derby Line, cố tình được xây trên biên giới. Sân khấu của nhà hát Opera ở Canada, nhưng lối ra vào của nhà hát Opera và hầu hết ghế ngồi đều là ở Mỹ. Do vì các tòa nhà vượt qua biên giới, nên chúng có hai địa chỉ nhận bưu phẩm, một là ở Mỹ, một là ở Canada.
7. Biên giới Bangladesh – Ấn Độ (khu Cooch-Behar)
Khu Cooch-Behar ở biên giới phía Đông Ấn Độ có chút giống với biên giới Baarle-Nassau/Baarle-Hertog của Hà Lan và Bỉ, có một số thuộc địa của Bangladesh nằm trong lãnh thổ Ấn Độ, và ngược lại. Một đặc điểm khác là: vùng đất Balapara Khagrabari của Ấn Độ, xung quanh nó được bao bọc bởi lãnh thổ của nước Bangladesh. Tuy rằng, nó cũng bao bọc một mảnh đất của nước Bangladesh, nhưng vùng lãnh thổ đó lại bao bọc vùng đất Dahala Khagrabari của Ấn Độ, khiến nó trở thành trường hợp đặc biệt “trong lãnh thổ có lãnh thổ trong lãnh thổ” duy nhất trên đời.
8. Biên giới Triều Tiên – Hàn Quốc (khu phi quân sự Hàn Quốc)
Khu phi quân sự Hàn Quốc (Korean Demilitarized Zone) là một vùng đất dài hẹp có độ dài khoảng 160 dặm Anh (258 km), rộng khoảng 2.5 dặm Anh (4km), ngăn cách Triều Tiên và Hàn Quốc. Nó là biên giới quân sự hóa nặng nhất thế giới. Do được phòng bị nghiêm ngặt, hầu như là không ai vào được, và vô tình sáng tạo thành một khu bảo vệ tự nhiên. Một số động vật có nguy cơ tuyệt chủng cao đều cư trú tại đây, có dấu vết cho thấy, số lượng của chúng ta có thể vì vậy mà gia tăng.
Điều đáng chú ý là, bản thân khu phi quân sự (DMZ) không hề hoạch định ra một biên giới, mà là làm thành một đường “biên giới phân chia quân sự” (MDL/ Military Demarcation Line). Vì đôi bên Triều Tiên và Hàn Quốc về mặt công nghệ vẫn là ở trong trạng thái chiến tranh, nên không cách nào chính thức thừa nhận đường biên giới. Tuy hiệp ước ngừng bắn được ký kết vào năm 1953, nhưng cho đến nay vẫn chưa từng có hòa bình thực sự.
9. Biên giới Nga – Trung Quốc (sống Đồ Môn)
Sông Đồ Môn là một con sông nằm ở Đông Bắc Á. Nằm ở khu vực gần biển cắt biên giới Nga và Triều Tiên, thuộc phía Nam hồ Khasan, sông Đồ Môn uốn lượn giữa Nga và Triều Tiên, trên thực tế lại là trong lãnh thổ Trung Quốc.
Từ chỗ này, bạn có thể xuất phát từ Triều Tiên, đi về phía Bắc chưa đến nửa dặm Anh (0.8km), là bạn sẽ đi qua Trung Quốc, đi vào nước Nga. Tuy điều này có thể không phải là ý kiến hay, nhưng đây là địa điểm chung của một số người dân Triều Tiên có ý đồ muốn bỏ trốn, vì vậy, phần lớn biên giới này là do binh lính của Triều Tiên đi tuần tra.
10. Biên giới Mỹ – Nga (Diomedes)
Diomedes nằm ở hai hòn đảo trên eo biển Bering. Phía Đông là Diomedes nhỏ, thuộc thành phố của Mỹ, có 146 người. Phía Tây là Diomedes lớn, thuộc lãnh thổ của Nga, không có người sinh sống. Khoảng cách của hai hòn đảo này chỉ có khoảng 4km (2.5 dặm Anh)
Đường đổi ngày quốc tế đi xuyên qua giữa hai hòn đảo Diomedes này, trở thành biên giới giữa Mỹ và Nga. Vì vậy, khi người dân ở hòn đảo nhỏ (Diomedes nhỏ) nhìn sang hòn đảo lớn (Diomedes lớn), cái họ nhìn thấy không chỉ là một quốc gia khác, mà còn là “quan sát ngày mai”, ví dụ, 9 giờ sáng của ngày thứ bảy ở hòn đảo nhỏ, sẽ là 6 giờ chiều của ngày chủ nhật ở hòn đảo lớn. Trên hòn đảo nhỏ có đặt một webcam, nhìn ra eo biển. Du khách có thể dùng để ngắm cảnh, hoặc kéo dài tầm nhìn, để nhìn gần hòn đảo lớn.
Châu Yến Lâm