Xu hướng làm việc và tiêu tiền của hội con nhà giàu Trung Quốc

0
1071

Cuộc sống quá khác biệt của giới dù cùng “ngậm thìa vàng”: Người một bữa ăn hết 5.000 USD, người không xe phải đi tàu điện ngầm

Vào năm 2016, thiếu gia Vương Tư Thông đã khiến dư luận một phen dậy sóng, khi mạnh tay chi đến 350.000 Euro (9 tỷ đồng) cho một buổi karaoke ở Bắc Kinh. Nhiều người đã giận dữ trước lối sống phóng túng của những “cậu ấm, cô chiêu” như chàng thiếu gia trên. Họ ghét thói lười biếng chỉ biết ăn chơi hưởng thụ của tầng lớp “phú nhị đại” – con cháu của các quan chức chính phủ và giới tài phiệt .

Chẳng có gì ngạc nhiên khi lối sống sa đọa của giới phú nhị đại đã trở thành một chuyện phổ biến trong cuộc sống. Ngậm thìa bạc từ khi sinh ra, những đứa con nhà giàu này luôn thích khoe khoang của cải trên mạng xã hội. Và khi rắc rối ập tới, chúng sẽ dùng tiền và ảnh hưởng của cha mẹ để chôn vùi tất cả.

Cha của Vương Tư Thông là Vương Kiện Lâm – giàu nhất Trung Quốc lúc bấy giờ. Ông là người đứng đầu tập đoàn Vạn Đạt và sở hữu gần 13 tỷ Euro (342 nghìn tỷ đồng). Giống như Vương Kiện Lâm, con trai ông cũng rất nổi tiếng, nhưng là trên mặt báo với lối sống xa xỉ khiến nhiều người phải lắc đầu. Chàng trai này đã từng cho chú chó cưng có tên Keke của mình đeo 2 chiếc đồng hồ Apple bằng vàng trị giá hơn 20.000 USD (464 triệu đồng).

Nếu Vương Kiện Lâm được ngưỡng mộ bởi sự khéo léo, tham vọng và thành công, thì Vương Tư Thông lại bị ghét bỏ vì là “thổ hào” – tiếng lóng dùng để chỉ tầng lớp giàu do thừa hưởng tiền từ gia đình.


Vương Tư Thông – vị thiếu gia “ăn chơi” nhất Trung Quốc.

Không phải con nhà giàu nào cũng hư hỏng

Có hai lý do khiến mọi người chỉ trích những “trò hề” này của giới con nhà giàu. Thứ nhất, họ giận dữ trước sự ngạo mạn, coi thường tiền bạc của chúng. Thứ hai, họ ghen tị phần nào với những gì mà các “cậu ấm, cô chiêu” này có được.

Quản Quản (23 tuổi) là một thanh niên giàu có đến từ Tứ Xuyên. Cha của cậu là chủ một công ty , còn mẹ là nhà buôn đồ cổ. Quản Quản cảm thấy mệt mỏi khi bị đánh đồng cùng chỉ biết vung tiền, khi mà bản thân cậu bị dị ứng rượu và không hứng thú với câu lạc bộ đêm hay karaoke.

Tuy nhiên, cậu tin rằng nhiều người đang chỉ trích quá mức.

“Tôi biết về các bình luận tiêu cực nhắm vào tầng lớp phú nhị đại. Theo tôi, họ cũng giống như bao tầng lớp khác. Có những kẻ lười biếng chỉ sống hưởng thụ, nhưng cũng có những người giàu có mà vẫn rất tài năng,” Quản Quản nói. Cậu hạnh phúc vì không giống như tầng lớp phú nhị đại truyền thống.

“Thỉnh thoảng tôi cũng có đi karaoke. Tôi thường tập trung hát hò hơn là uống . Tôi chẳng quan tâm xem mọi người bàn luận gì về quần áo hàng hiệu, về những chuyến du lịch xa xỉ, về khách sạn sang chảnh mà họ ở, hay xe mà họ đi,” Quản Quản cho biết.


Tầng lớp phú nhị đại thường xuyên có các buổi gặp mặt, tiệc tùng cùng nhau.

Quản Quản tốt nghiệp Học viện Mỹ thuật Trung ương ở Bắc Kinh. Hiện tại, cậu đang học thạc sĩ ở London. Quản Quản dự định thực tập trong 3 tháng tại một phòng tranh nổi tiếng ở New York – nơi bố mẹ cậu sở hữu một căn hộ.

Việc có ở các thành lớn như New York, Los Angeles, Sydney, London hay Tokyo là điều hết sức bình thường với tầng lớp phú nhị đại. Tại Trung Quốc, người dân chỉ được thuê đất để ở tối đa 70 năm. Vậy nên, giới nhà giàu thi nhau mua nhà ở nước ngoài, nhằm đảm bảo con cái họ có thể thừa hưởng gia tài mai sau.

“Có lẽ, việc tầng lớp phú nhị đại khoe khoang của cải suốt ngày và coi thường người khác là do thiếu sự quan tâm, dạy dỗ của cha mẹ. Những người bạn trong tầng lớp phú nhị đại mà tôi biết đều rất tuyệt vời. Họ không hề phung phí tiền bạc và cực kỳ lịch sự khi giao tiếp,” cậu cho biết.

Quản Quản cũng rất thích đi du lịch. Cậu vừa trở về từ chuyến đi tới Las Vegas cùng bạn mình.

“Một vài bạn học của tôi đi xe thể thao sang chảnh tới trường. Tôi thì thích đi tàu điện ngầm hơn, bởi nó rất tiện lợi. Tôi không có xe, bởi tôi thường di chuyển khá nhiều. Tôi sẽ mượn xe của bố mẹ khi tôi về nhà,” Quản Quản cho biết.


Du thuyền hay siêu xe là những món đồ “phải có” của giới con nhà giàu.

Du học là lựa chọn phổ biến

Một trong những đặc điểm khác của tầng lớp phú nhị đại, đó là họ thường đi du học ở nước ngoài.

Con gái của Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình – tiểu thư Tập Minh Trạch – cũng từng theo học tại Harvard. Cô sống hoàn toàn lặng lẽ, khác xa với nhóm du học sinh Trung Quốc ở khu vực phía nam California luôn ồn ào và chơi nổi. Hiện tại, có khoảng 235.000 thanh niên Trung Quốc đang học tập tại các trường đại học và cao đẳng của Mỹ.

Tầng lớp phú nhị đại rất có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, lớn đến mức ông Tập phải kêu gọi “thế hệ trẻ – con cái của giới tài phiệt Trung Quốc – hãy biết nghĩ xem tiền mình có được là từ đâu và sống một cuộc đời tích cực.”

Năm ngoái, khoảng 20 người – tất cả đều là con nhà giàu ở tỉnh Phúc Kiến – đã tham gia một khóa huấn luyện đặc biệt “để nâng cao hiểu biết về trách nhiệm xã hội và lòng yêu nước.”


Lối sống xa xỉ là lựa chọn phổ biến của phần lớn con nhà giàu Trung Quốc.

Jackie đến từ tỉnh Thiên Tân. Cha mẹ cậu sở hữu một trung tâm trung tâm thương mại chuyên đồ điện tử tại tỉnh Hà Bắc. Họ cũng có bất động sản.

Hiện tại, chàng trai này đang học thạc sĩ ngành máy tính tại phía nam California. Cậu lái một chiếc xe Chevrolet Camaro trị giá 45.000 Euro (1,1 tỷ đồng). Bên cạnh xe hơi, ẩm thực cũng là đam mê của cậu.

“Tôi thích đến các nhà hàng. Nhà hàng đắt nhất mà tôi từng đến có 3 sao Michelin. Một bữa tối ở đó có giá lên tới 3.000 USD (70 triệu đồng). Nhưng nó hoàn toàn tuyệt vời. Tôi đã được thưởng thức ẩm thực truyền thống Pháp trong hơn 3 giờ,” cậu cho biết.

“Một số người trong tầng lớp phú nhị đại thích thú với lối sống hào nhoáng. Họ đến Mỹ học đại học. Những người này thường được nuông chiều vì là con một trong gia đình, do chính sách một con của Trung Quốc. Họ lái Bentley, Maserati, Porsche hay đại loại vậy.”

Các “cậu ấm, cô chiêu” ở phía nam California còn có sở thích “độ” những chiếc siêu xe đắt tiền.

“Hội phú nhị đại rất hào hứng với việc độ xe, dù đây là thú vui đốt tiền. Họ cũng hay nói về thời trang. Các nổi tiếng xa xỉ như Gucci, Parade, Louis Vuitton, Chanel, Versace là thứ bình thường với họ. Thậm chí, có người còn mặc nguyên những bộ đồ cao cấp đó tới trường mỗi ngày,” Jackie kể lại.

“Ở các quán bar hay bữa tiệc, họ sẽ đặt bàn với giá 5.000 USD (115 triệu đồng), dành cho 7-8 người. Họ sẽ bàn về chuyện có người mua xe mới, hãng thời trang nào là xịn nhất, hoặc bài hát tiếp theo là gì.


Họ sẵn sàng dành cả nghìn USD chỉ để chi trả cho một bữa tối tại nhà hàng cao cấp.

Số phú nhị đại còn lại thì có một cuộc sống kín đáo hơn.

“Họ ẩn mình khá kỹ. Bạn không thể biết được anh ta hay cô ta có phải con nhà giàu hay không chỉ bằng quần áo hay xe. Kể cả họ có mặc hàng hiệu đi chăng nữa, thì gu thời trang của họ cũng rất độc đáo chứ không chạy theo xu hướng. Họ chọn các hãng xe bình dân như BMW hay Mercedes-Benz. Họ cũng học hành cực chăm chỉ. Nhiều người thâm chí còn biết riêng,” Jackie tiết lộ.

“Chẳng hạn như bạn tôi, cậu ấy chỉ mặc đồ Uniqlo và lái xe BMW rất bình thường. Tùy nhiên, nhà cậu ấy có đến mấy tỷ tệ,” Jackie kể.

“Nếu bạn không có tiền, bạn không thể ở trong hội này được vì số tiền họ tiêu quá lớn. Tôi thích lái xe, nhưng xe tôi chỉ là đồ bình dân. Tôi không thể gia nhập hội này được.”

BÌNH LUẬN