“Sau khi không được thừa nhận trong quá khứ, điều cấm kỵ về linh cảm đã thu hút được sự chú ý trong lĩnh vực khoa học thần kinh trong những năm gần đây”.
Khả năng xác định “cảm thấy sẽ đến” đối với các tình huống chưa xảy ra, các sự kiện từ xa, hoặc những thay đổi trong môi trường sắp xảy ra, chưa bao giờ có được nhìn nhận một cách nghiêm túc bởi khoa học. Có lẽ bởi nó không phù hợp với các định luật của vật lý chính thống.
Tuy nhiên, “linh cảm”, hoặc là “Tôi không biết sao lại thế nhưng mà tôi biết” hoặc “một cái gì đó nói với tôi rằng tôi không nên có mặt ở đây“, nói với chúng ta rằng linh cảm giống như một nhận thức chung ở hầu hết các thời đại và các nền văn hóa của hành tinh.
Mẫn cảm hay giác quan thứ sáu?
Một trong những ví dụ rõ ràng nhất của linh cảm là cảm giác đặc trưng của một “mối nguy hiểm sắp xảy ra” thường xảy ra trong vòng vài phút hoặc vài giây trước khi một thảm họa lớn như sóng thần xảy ra ở bờ biển châu Á vào năm 2004, cướp đi mạng sống của hàng ngàn người.
Vài ngày sau thảm họa, Phó giám đốc cơ quan về động vật hoang dã của Sri Lanka đã có một phát biểu đáng chú ý: “Biển đã đẩy trở lại bờ hàng trăm xác người, nhưng không có con voi nào chết. Thậm chí không một con mèo hoặc thỏ (…) Đây là điều kỳ lạ khi không thấy các xác động vật”.
Cũng như sóng thần châu Á, những câu chuyện tương tự trong mỗi trận động đất lớn nói nên một thực tế không thể phủ nhận ngày hôm nay: Các loài động vật có khả năng cảm nhận, theo cách nào đó, những tình huống nguy hiểm sắp xảy ra. Trong thực tế, chúng đã biết phòng tránh một cách chủ động.
Trong thảm họa năm 2004, vài phút trước khi nước biển dâng cao không thể kìm nén và nuốt chửng 3,5km đất liền, tất cả các loài động vật đã thực hiện một cuộc di cư tuyệt vọng đến các khu vực cao hơn của hòn đảo.
Từ hàng ngàn năm tiếp xúc với thiên nhiên khiến các bộ lạc thổ dân biết bắt chước hành động của động vật hoang dã và họ đã rời khỏi những vùng đất thấp. Kết quả là hầu như tất cả dân bản địa đều sống sót sau tai họa của những con sóng khổng lồ.
Làm thế nào những người bản địa và các loài động vật cảm nhận được sự xuất hiện của nguy hiểm theo hướng bờ biển? Câu trả lời dường như là không thể bàn cãi: linh cảm. Nhưng làm thế nào cơ chế sinh học này lại có thể bí ẩn đến vậy? Điều này chắc chắn đòi hỏi phát triển thêm một chút nữa so với câu hỏi đầu tiên.
Theo phỏng đoán của các nhà nghiên cứu, người bản địa của Sri Lanka đã thực hiện một cách vô thức một bài học của môi trường: Tiếng động của những bước chân của voi hoang dã đột nhiên nổi lên hướng về phía trong của đảo, hành vi kỳ lạ của những chú cá heo và kỳ nhông, chim bay loạn xạ…Theo cách linh hoạt và hiệu quả, đã giúp chúng cảm nhận được những gì mà ra – radar phức tạp của con người không thể nhìn thấy, chúng bất động tại thời điểm xảy ra thảm họa.
Theo một công bố trên tạp chí Khoa học của các nhà nghiên cứu từ Đại học Washington ở St Louis, chìa khóa để dự đoán nguy hiểm của thổ dân nằm trong một khu vực của não gọi là “nếp cuộn cingulaire”, nó hoạt động trong các tình huống nguy hiểm môi trường mà ý thức không thể nhận thấy và có lẽ cần thiết cho sự sống còn của cá nhân.
Câu trả lời cho cách mà động vật cảm nhận được mối đe dọa có thể khó mô tả hơn. Debbie Martyr, phụ trách chương trình bảo tồn động vật trên đảo Sumatra (một trong những đảo bị ảnh hưởng nhiều nhất của sóng thần) cho rằng nó “có thể ở đó có những rung động và sự thay đổi trong áp suất không khí đã cảnh báo động vật và khiến chúng di chuyển tới những nơi chúng coi là an toàn”.
Theo Martyr, “động vật hoang dã đặc biệt rất nhạy cảm” và “chúng có một đôi tai đặc biệt có thể nghe thấy tiếng sóng đến từ rất xa”.
Người ta ghi nhận các loài chim và động vật khác di chuyển trước khi xảy ra phun trào núi lửa. Tương tự như vậy, các nghiên cứu về sinh học đã xác định rằng nhiều phút trước khi một trận động đất xảy ra trong một khu vực nhất định, mèo, chó và các vật nuôi khác đã có một mức độ lo âu nhất định, biểu hiện trong nhiều trường hợp điển hình là kêu và sủa. Rắn thì rời tổ, chim đập cánh loạn xạ trong lồng và chuột chạy quanh thành phố không theo một hướng cụ thể nào.
Một ví dụ về hành vi của các loài vật diễn ra trước khi xảy ra trận động đất bi thảm ở Tứ Xuyên năm 2008, hàng ngàn con ếch trong hồ đã ồ ạt nhảy đi vài ngày trước khi thảm họa tới. Nhiều người sống sót đã kể lại những con chó của họ đã không chịu vào nhà trong đêm trước trận động đất.
Một khả năng vẫn ngủ yên trong chúng ta?
Thí nghiệm ban đầu rất đơn giản: 40 người tình nguyện và 2 nhiếp ảnh gia. Ronald Rensink, giáo sư về tin học và tâm lý học, báo cáo trong tạp chí Psychological Science thử nghiệm của mình nhằm khám phá ra nguyên nhân của các vụ tai nạn, khi người lái xe trong một vụ va chạm không thể nhìn thấy chiếc xe mà anh ta đã đâm.
Thí nghiệm này được thực hiện bằng cách cho 40 người tham gia thấy hình ảnh ban đầu của một con đường, và tại một số thời điểm một thay đổi đã được thực hiện trong hình ảnh.
Thí nghiệm yêu cầu những người tham gia nhấn một nút khi họ nhận thấy một sự thay đổi trong chuỗi các hình ảnh. Nhưng sự ngạc nhiên đến sau một ngày thử nghiệm, một số tình nguyện viên đã hỏi người quản lý, họ cần phải nhấn nút khi họ cảm nhận sự thay đổi, hoặc khi họ biết bằng linh cảm rằng nó sẽ xảy ra.
Nghiên cứu này đã gây tranh cãi và Rensink lưu ý rằng không chỉ hầu hết các tình nguyện viên nhận thức được thời điểm xảy ra thay đổi, mà một phần ba số người tham gia đã nhấn nút ngay trước khi nó xảy ra. Theo cách đáng ngạc nhiên và không có lời giải thích rõ ràng, các tình nguyện viên cảm thấy sự thay đổi sẽ xảy ra trong giây tiếp theo.
Trong một thí nghiệm tương tự tại Đại học Rice tại Mỹ, những tình nguyện viên đã được tạm thời làm cho bị mù do các xung điện trong não và phải đoán trong bốn hình ảnh được hiển thị trên màn hình máy tính của họ. Đáng ngạc nhiên là tỷ lệ câu trả lời đúng là 75%, một con số cao hơn nhiều so với dự kiến theo số liệu thống kê thông thường.
Mặc dù tình nguyện viên vẫn hoàn toàn mù trong thí nghiệm, họ đã có thể dự đoán những hình ảnh:
Hạn chế duy nhất là họ không thể giải thích làm thế nào họ biết hình ảnh nào được hiển thị trên màn hình.
Những nghiên cứu này cho thấy linh cảm, cho dù là vô thức đọc được những thay đổi vô cùng nhỏ trong môi trường hoặc một khả năng cảm nhận được trước sự việc sẽ xảy ra, điều này vẫn không thể giải mã bằng khoa học hiện đại, nó là một “giác quan thứ sáu” tiềm ẩn, hoặc có lẽ vẫn ngủ sau nhiều năm, nhiều năm phát triển công nghệ của con người.
Chúng ta rất tự hào rằng khoa học thời đại này rất hiện đại và phát triển, con người có thể hiểu biết nhiều hơn về vật chất và không gian vũ trụ nhưng nhiều thứ từ cơ thể con người này chúng ta vẫn không thể hiểu biết về nó và luôn cho rằng không tồn tại.
Một câu hỏi được đặt ra rằng: ” Có phải con người thật sự quá nhỏ bé trong vũ trụ hay không khi chính từ những thứ nhỏ bé nhất mà loài người còn chưa nhận thức tới?”