Vì sao chúng ta luôn check điện thoại cho dù biết không có gì cả?

0
989

Nói cách khác, chính dopamine – một hormone truyền dẫn thần kinh cho cảm giác thích thú là nguyên nhân gây ra thói quen này.
Mỗi khi cảm thấy chán nản khi đang chờ xe bus tới, chờ đứa bạn đang chơi giờ dây thun hay thậm chí là chờ ấm nước sôi, ta thường “quẹt” điện thoại trong vô thức. Đó là một sự cưỡng chế mà chúng ta khó lòng chống lại.

Nguyên nhân tâm lý của chứng nghiện kì lạ này là gì?

Theo Sharon Begley, tác giả của cuốn: “Can’t Just Stop: An Investigation of Compulsions”, có hẳn một nguyên nhân tâm lý đằng sau việc này.

“Hệ thống dopamine có thể giúp dự đoán được mức độ yêu thích của bạn đối với một thứ gì đó và mức độ thích thú mà điều đó mang lại. Khi thực tế không đáp ứng đủ những gì mong đợi, lượng dopamine sẽ rơi xuống mức rất thấp và khiến chúng ta cảm thấy khó chịu.”

Nói cách khác, chính dopamine – một hormone truyền dẫn thần kinh cho cảm giác thích thú là nguyên nhân gây ra thói quen này.

Chất này là nguyên nhân gây ra bệnh nghiện của bạn đấy

Vì lý do đó, thứ chúng ta nghiện không phải cảm giác thích thú khi mở mạng xã hội ra thấy một lượt like hay comment, mà chính là cảm giác lo lắng khi thực tế không giống như mong đợi (nghĩa là chẳng có tin gì mới xuất hiện cả).

Bạn nghiện cảm giác lo lắng khi “Phây” không có gì cả

Một ví dụ khác cho kiểu “nghiện” hành hạ bản thân kì lạ này chính là chơi game, và thậm chí có cả một cuộc tranh cãi về vấn đề nhân đạo trong ngành công nghiệp này: Liệu việc khiến con người chơi game không rời như vậy có đúng hay không?

Nghiện game cũng mang lại cảm giác tương tự

Làm sao để cải thiện tình hình đây?

Begley tin rằng nếu chúng ta muốn ít phụ thuộc vào điện thoại hơn, ta cần phải xác định cho rõ nguồn cơn của sự lo lắng.

Hãy tự hỏi bản thân rằng: “Việc tôi không đọc tin nhắn ngay lập tức thì có thể tệ đến mức nào chứ?” “Liệu 1 giờ sau tôi mới đọc email thì chuyện gì sẽ xảy ra? Nếu tôi đọc nó sau 2 giờ, 1 ngày, 2 ngày… thì sao?”

Đặt “bố” xuống ngay…

Chúng ta cần phải cải thiện tình hình một cách từ từ chậm rãi. Hãy dành ngày càng nhiều thời gian để làm những việc khác, và tránh xa chiếc điện thoại thân yêu. Nghe có vẻ khó đấy. Nhưng hãy bắt đầu từ mục tiêu 1 giờ, rồi tăng lên thời gian 1 bữa ăn, sau đó cố đừng chạm vào nó đầu tiên ngay sau khi thức dậy.

Trên thực tế, rất nhiều người mắc phải thói xấu này, trong đó có Donald Trump. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Broadly, Begley cho biết ông Donald Trump rất… nghiện Twitter. Có lẽ, đây cũng là cách để ông giảm đi sự căng thẳng khi tiếp nhận vị trí quan trọng bậc nhất Hoa Kỳ?

Nguồn: Genk

BÌNH LUẬN