TP.HCM và Hà Nội lọt top 10 thành phố năng động nhất thế giới

0
551

Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra chóng mặt ở TP.HCM đã và đang kéo theo nhiều hệ lụy. Môi trường đang ngày càng ô nhiễm, kết cấu hạ tầng không theo kịp sự tăng trường quá nhanh mà thiếu sự tính toán đồng bộ giữa nguyên – nhiên liệu, công nghệ và nguồn lực.

Theo số liệu khảo sát của JLL, TP.HCM là năng động thứ hai trên thế giới và rất giàu tiềm năng phát triển.
Đầu năm 2017, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) tổ chức họp mặt tại Davos, Thụy Sĩ để bàn về các thách thức trong kinh tế, chính trị. Trong khuôn khổ cuộc họp, công ty tài chính JLL công bố kết quả khảo sát về Chỉ số Tăng trưởng thành phố. Chiếm hai vị trí quan trọng trong danh sách 10 nhất chính là TP.HCM và Hà Nội.
Theo WEF, bảng xếp hạng này phản ánh “khả năng thích ứng nhanh” của một thành phố để có thể cạnh tranh trên trường quốc tế, không chỉ ngắn hạn mà còn trong tương lai lâu dài. Bảng xếp hạng còn chứng minh rằng các “thành phố năng động nhất” đang phát triển, liên kết ngày càng sâu rộng và chặt chẽ. Phần lớn tiềm năng kinh tế của những thành phố này vượt trội hơn nền kinh tế quốc gia.
Số đông các thành phố trong bảng xếp hạng đến từ Châu Á. Đây được xem là một minh chứng cho thấy các nước Châu Á đang trên đà tăng trưởng kinh tế liên tục. Hơn một nửa trong số 30 thành phố giàu tiềm năng nhất đều thuộc khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Bảng xếp hạng của JLL.

Một góc TP.HCM vào ban đêm.

Ngoài các về đô thị hóa, dân số, JLL còn quan tâm đến giữa các thành phố lớn ở châu Á so với chính quốc gia mà nó đang tọa lạc. Chẳng hạn, sản lượng kinh tế của TP.HCM đạt mức 71 tỉ USD mỗi năm, chiếm hơn 35% tổng sản lượng quốc gia. Thống kê này cho thấy, kinh tế Việt Nam đang phát triển không đều. Điều nãy cũng diễn ra tương tự ở các nước láng giềng của Việt Nam.
TP.HCM đang dần phát triển thành nơi thu hút vốn nước ngoài rất lớn. Vị trí thứ hai trên bảng xếp hạng của JLL hoàn toàn không phải là điều quá bất ngờ. Hà Nội dừng bước ở vị trí thứ 8, với nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng và giao thông.

TP.HCM và Hà Nội có thứ hạng khá cao so với các siêu đô thị lớn trên thế giới.

Thủ đô Hà Nội xếp vị trí thứ 8 trong danh sách.

Để có thể tiếp tục vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, TP.HCM còn rất nhiều việc phải làm. Cơ sở hạ tầng, giao thông luôn đòi hỏi sự hoàn thiện và nâng cấp được tiến hành song song. Hai yếu tố này rất quan trọng đối với chất lượng cuộc sống, – thương mại và bất động sản. Cần tạo môi trường thuận lợi nhất để các nước ngoài rót vốn đầu tư, đưa TP.HCM tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.
Nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế diễn ra chóng mặt ở TP.HCM đã và đang kéo theo nhiều hệ lụy. Môi trường đang ngày càng ô nhiễm, kết cấu hạ tầng không theo kịp sự tăng trường quá nhanh mà thiếu sự tính toán đồng bộ giữa nguyên – nhiên liệu, công nghệ và nguồn lực.
Mong rằng trong thời gian tới, TP.HCM sẽ có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp để có thể tiếp tục giữ mức tăng trưởng kinh tế cao mà hạn chế được tối đa hệ lụy của tăng trưởng nóng.

BÌNH LUẬN