Tiết lộ về độ tuổi kết hôn của các quốc gia trên thế giới

0
2661

Tuy nhiên, sẽ không cần có án lệnh này của toà nếu bố hoặc mẹ bỏ rơi con, không còn khả năng mất đi khả năng nhận thức do bệnh tâm thần và các lý do liên qua khác.

, ở nữ và nam lần lượt là 20 và 22. Trong khi đó, tại Yemen và Ả-rập Xê-út, cô dâu trẻ nhất chỉ mới lên 8 tuổi.

Không có một khuôn khổ chung về độ dành cho tất cả các quốc gia trên thế giới. Mỗi đất nước, khu vực đều có những quy định riêng về điều này và thậm chí, có những nước không hề có một độ tuổi cụ thể nào cả mà hễ những ai đến độ tuổi dậy thì đồng nghĩa với việc họ có thể kết hôn hợp pháp.

Khi bàn về độ tuổi kết hôn, việc tìm hiểu về tôn giáo, quan điểm xã hội ở một quốc gia là vô cùng quan trọng vì chính những cách nhìn khác nhau dẫn đến những ý kiến về sự trưởng thành và khả năng lập gia đình không giống nhau. Đó chính là lý giải vì sao ở một số quốc gia, kết hôn ở độ tuổi còn quá nhỏ vẫn được chấp nhận, và kết quả là trên thế giới có rất nhiều “cô dâu 8 tuổi” được gả đi hằng năm.

Việc tìm hiểu về độ tuổi kết hôn đa dạng như thế nào ở các quốc gia trên thế giới sẽ giúp chúng ta có cái nhìn mới mẻ và sâu sắc hơn về văn hoá của quốc gia đó. Hãy cùng xem các nước sẽ quy định đổ tuổi “thành gia lập thất” này như thế nào nhé:

1. Yemen
Những tưởng “cô dâu 8 tuổi” chỉ có trên phim ảnh nhưng nó thực sự xuất hiện ở Yemen, quốc gia Tây Á lớn thứ nhì trên bán đảo Ả Rập này. Ở đây, các bé gái khi đủ 8 tuổi sẽ có thể được gả đi. Tục tảo hôn này đã ăn sâu trong tiềm thức và văn hoá của người Yemen do ảnh hưởng của sự nghèo đói và tôn giáo. Không có một nào được công nhận ở quốc gia này cả. Chính ba mẹ sẽ là người quyết định con cái của mình có được kết hôn hay không. Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) ước tính rằng tại Yemen, có khoảng 32% các bé gái kết hôn trước khi đủ 18 tuổi.

Tại Yemen, bé gái lên 8 tuổi đã có thể được gả sang nhà chồng.

2. Tiểu bang Massachusetts, Mỹ
Một số bang của Mỹ quy định độ tuổi kết hôn là 18. Tuy nhiên, một vài bang khác lại có quy định riêng. Ví dụ như tiểu bang Massachusetts không quy định độ tuổi thấp nhất được phép kết hôn. Theo một tiền lệ gây tranh cãi được xác lập vào năm 1854, nam đủ 14 tuổi và nữ đủ 12 tuổi có quyền lập gia đình.

Tuy nhiên, để có được một giấy đăng ký kết hôn hợp pháp và chính thức, có một vài quy định khác mà các cặp đôi phải tuân theo. Những người vị thành niên phải được sự cho phép của cả bố và mẹ trước toà án mới có thể chính thức được trở thành vợ chồng. Nếu một trong bố và mẹ của hai người không sống ở Massachusetts thì giấy thông báo về buổi điều trần sẽ được gửi đến họ. Tuy nhiên, sẽ không cần có án lệnh này của toà nếu bố hoặc mẹ bỏ rơi con, không còn khả năng mất đi khả năng nhận thức do bệnh tâm thần và các lý do liên qua khác.

Dù quy định độ tuổi kết hôn khá sớm nhưng các cặp đôi ở tiểu bang Massachusetts vẫn cần có sự chấp thuận từ cả bố và mẹ trước khi chính thức trở thành vợ chồng.

3. Sudan
Luật hôn nhân ở Sudan khác nhau dựa trên tôn giáo. The Personal Status Law of Muslims (tạm dịch Luật về Tình trạng Cá nhân của Người Hồi giáo) cho phép các cô gái lập gia đình khi đến tuổi dậy thì. Luật cũng nêu rõ rằng khi đủ 10 tuổi, bé gái đã có thể kết hôn nếu có sự giám hộ và sự cho phép của thẩm phán. Tuy nhiên Đạo luật Hôn nhân Không theo đạo Hồi năm 1926 quy định độ tuổi kết hôn dành cho các bé gái không theo đạo Hồi là 13, và các bé trai không theo đạo Hồi là 15. Nhưng dù là theo tôn giáo nào đi chăng nữa thì các của UNICEF ước tính rằng cứ ba cô gái Sudan thì có một người đã kết hôn trước 18 tuổi.

Tại Sudan, các cô gái đến tuổi dậy thì sẽ được phép lập gia đình.

4.
Thật bất ngờ khi quốc gia châu Á này lại có suy nghĩ khá thoáng về độ tuổi được phép quan hệ tình dục khi quy định độ tuổi có thể có những hành động “thân mật” này là 13. Tuy nhiên, do vấn đề quan hệ tình dục từ quá sớm ở một vài khu vực nên độ tuổi này đã được nâng lên thành 16 đến 18 tuổi. Nếu đủ 20 tuổi, họ có thể kết hôn với người họ yêu mà không cần sự cho phép của bố mẹ.

Nếu đủ 20 tuổi, các cặp đôi ở Nhật Bản có thể kết hôn với người họ yêu mà không cần sự cho phép của bố mẹ.

5. Ả-rập Xê-út
Hiện tại, không có độ tuổi tối thiểu phụ nữ được phép kết hôn ở Ả-rập Xê-út. Ở đây, những cô gái lên 8 tuổi đã có thể làm vợ. Năm 2014, có một đề xuất được nêu ra nhằm đề nghị nâng mức tuổi kết hôn lên mức 15 và yêu cầu kết hôn của các cô gái trẻ phải được tư vấn kỹ càng từ các chuyên viên y tế. Tuy nhiên, tôn giáo tại đây, ông Sheikh Abdulaziz Al Asheikh cho biết ông không có ý định hạn chế tuổi kết hôn tối thiểu là 15 tuổi như lời đề xuất.

Cũng giống như tại Yemen, bé gái đủ 8 tuổi đã có thể được gả đi theo phong tục ở Ả-rập Xê-út.

6. Angola
Trên thực tế, độ tuổi kết hôn thường cao hơn độ tuổi được phép quan hệ tình dục ở một số nước. Trong đó, Angola là một ví dụ điển hình. Tuổi kết hôn hợp pháp tại quốc gia này là 18, hoặc 16 tuổi với sự cho phép của bố mẹ. Trong khi đó, độ tuổi được cho phép quan hệ tính dục ở cả hai giới là 12. Tuy nhiên, việc có quan hệ tình dục với một người dưới 12 tuổi là vi phạm pháp luật và có thể bị truy tố.

Tuổi kết hôn hợp pháp tại Angola là 18, hoặc 16 tuổi với sự cho phép của bố mẹ.

7. Trung Quốc
Ở Trung Quốc, độ tuổi được phép quan hệ tình dục là 14 tuổi. Theo đó, bất cứ ai có quan hệ tình dục với người dưới 14 tuổi có thể bị truy tố tội xâm hại thân thể theo luật định, và mức phạt sẽ nghiêm trọng hơn nếu vụ việc có liên quan đến những cô gái “bán hoa” dưới tuổi vị thành niên. Phụ nữ Trung Quốc có thể kết hôn ở tuổi 20, trong khi đàn ông Trung Quốc được phép kết hôn ở tuổi 22.

Phụ nữ Trung Quốc có thể kết hôn ở tuổi 20, trong khi đàn ông Trung Quốc được phép kết hôn ở tuổi 22.

8. Ấn Độ
Ấn Độ có nhiều dân tộc và tôn giáo khác nhau nên họ cũng có một loạt các quy tắc quản lý hôn nhân khác nhau. Theo Luật cấm kết hôn ở , phụ nữ phải đủ 18 và nam giới phải đủ 21 tuổi mới được phép lập gia đình. Nhưng theo UNICEF, 47% các cô gái Ấn Độ đã kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi, và 18% nam kết hôn khi chưa đủ 15 tuổi, thậm chí là một hôn nhân mà không có sự đồng ý của các cô gái.

47% các cô gái Ấn Độ đã kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi, và 18% nam kết hôn khi chưa đủ 15 tuổi.

9. Bangladesh
Theo quy định của pháp luật, độ tuổi kết hôn chính thức ở nam là 21, và ở nữ là 18. Tuy nhiên, vào tháng 2/2017, một luật lệ mới đã được thông qua cho phép kết hôn ở người chưa trưởng thành vẫn được chấp nhận trong “một vài trường hợp đặc biệt” mặc dù họ không chỉ rõ ra đó là những trường hợp nào. Bất cứ hôn nhân nào của các cặp đôi chưa đủ tuổi này đều phải có sự đồng thuận từ bố mẹ và sự cho phép của toà án.
Con số những cô dâu trẻ ở quốc gia này đã và đang có xu hướng giảm dần nhưng UNICEF ước tính rằng vẫn có khoảng 52% các bé gái ở đây kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi.

Có khoảng 52% các bé gái ở đây kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi.

10. Zimbabwe
Theo UNICEF, có đến 34% số bé gái kết hôn khi chưa đủ 18. Tuy nhiên, quốc gia này cũng đã thông qua một bột luật mới thay đổi về số tuổi kết hôn thấp nhất được cho phép là 18 vào năm 2016.
..
Tại Zimbabwe, có đến 34% số bé gái kết hôn khi chưa đủ 18.

11. Bahrain
Những cô gái Bahrain đủ 15 tuổi đã có thể kết hôn nhưng đây chưa phải là độ tuổi chính thức được pháp luật cho phép. Những người làm công tác xã hội đang nỗ lực để nâng độ tuổi kết hôn hợp pháp lên 18 cho cả nam và nữ.

Tại Bahrain, độ tuổi kết hôn chính thức vẫn còn trong vòng tranh luận nên tình trạng kết hôn sớm vẫn diễn ra hết sức phức tạp.

12. Lithuania
Luật của Lithuania quy định độ tuổi kết hôn hợp pháp là 18, hoặc 16 nếu vợ/chồng của họ trên 18 tuổi. Tuy nhiên, trong nhiều năm nay, cả nam và nữ có thể kết hôn ở tuổi 15. Nếu người vợ mang thai, họ thậm chí có thể “cưới chạy” sớm hơn. Độ tuổi có thể quan hệ tình dục ở quốc gia này cũng khá sớm: 14 tuổi hoặc 16 tuổi nếu người yêu của họ trên 18 tuổi.

Luật của Lithuania quy định độ tuổi kết hôn hợp pháp là 18, hoặc 16 nếu vợ/chồng của họ trên 18 tuổi.

13. Chile
Pháp luật Chile không cho phép việc “vượt rào” khi chưa đủ 18 tuổi. Nam nữ Chile có thể kết hôn khi họ đủ 18 tuổi.

Pháp luật Chile quy định rõ ràng về độ tuổi được phép kết hôn và quan hệ tình dục là phải từ đủ 18 tuổi trở lên.

14. Canada
Cũng như nhiều quốc gia phương Tây khác, độ tuổi được phép quan hệ tình dục ở Canada là 16. Về độ tuổi kết hôn hợp pháp, pháp luật quốc gia này quy định độ tuổi thích hợp để lập gia đình là 16 và cần phải có sự cho phép của bố mẹ.

Hôn nhân ở Canada cũng cần phải có sự đồng ý từ bố mẹ.

15. Hàn Quốc
Độ tuổi kết hôn hợp pháp ở Hàn Quốc là trên 18 tuổi cho cả nam và nữ. Tuy nhiên, nếu kết hôn ở độ tuổi này, cả hai phải được sự chấp thuận của bố mẹ hoặc người giám hộ. Khi trên 20 tuổi, họ có thể kết hôn tự do với người mà họ muốn.
Nhưng có một sự thật là người Hàn Quốc thường kết hôn khá trễ. Theo số liệu năm 2015 được wikipedia trích dẫn, độ tuổi kết hôn trung bình ở xứ sở kim chi là 31,1, trong đó nam là 32,6 và nữ là 30 tuổi.

Trên thực tế, người Hàn Quốc thường kết hôn khá trễ.

16. Việt Nam
Theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nam giới phải đủ 20 tuổi và nữ đủ 18 tuổi mới được phép kết hôn. Ví dụ, bạn sinh vào tháng 7 năm 1997 thì phải qua tháng 7 năm 2017, bạn mới được xem là đủ 20 tuổi để có thể lập gia đình.
Tuy nhiên, trên thực tế, tục tảo hôn ở Việt Nam vẫn còn tiếp diễn, nhất là ở các vùng miền núi phía bắc, nơi tập trung sinh sống của các dân tộc thiểu số như Thái, Mông,… Do trình độ dân trí thấp cũng như sự quản lý còn thiếu chặt chẽ nên nhiều nhiều bé gái ở đây đã lên xe hoa khi chưa đủ 18 tuổi như quy định.

Một số dân tộc thiểu số ở miền núi phía bắc, hủ tục tảo hôn vẫn còn tiếp diễn.

(Ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN