Súng “săn” mây ngăn mưa , bạn đã từng nghe qua?

0
630

Cụm từ bắt đầu xuất hiện một cách hiếm hoi tại Việt Nam vào những năm 2010, cụ thể là vào dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Sở dĩ cụm từ này bắt đầu xuất hiện vào thời điểm đó là vì ban tổ chức lo rằng sẽ làm hỏng các nghi thức đại lễ quan trọng mang tính quốc gia. Và cũng bắt đầu từ đó, công cụ “” mới dần được biết đến cho đến ngày hôm nay.

 Một dụng cụ bắn mây ngăn mưa từ trên không.

Theo tìm hiểu, súng bắn mây là một bước đột phá trong ngành công nghệ có từ cách đây hàng chục năm nhưng chỉ thịnh hành vào khoảng 10 năm trở lại đây. Có rất ít các công ty trên thế giới loại hình dịch vụ này vì chúng khá kén đối tượng sử dụng cũng như giá thành vào hạng “cắt cổ”. Một trong số các công ty sử dụng dịch vụ này chính là Oliver’s Travel, có trụ sở tại Vương quốc Anh.

Cơ chế hoạt động của súng bắn mây được hiểu nôm na là “đuổi mây đi” hoặc làm mưa sớm hơn với quy trình tự nhiên để đảm bảo cho sự thuận lợi của những dịp lễ trọng đại. Các nhà khoa học hạt nhân lí giải: “Kỹ thuật này dùng tên lửa từ mặt đất hoặc máy bay bắn hóa chất lên những đám mây, khiến các giọt nước ngưng tụ và rơi xuống thành mưa trước ngày trọng đại. Hoặc, một lượng lớn pháo rocket sẽ được “nã” liên tục vào những đám mây mù, ngăn chặn sự ngưng tụ hơi nước từ trên không. Khi các đám mây bị vỡ tan tành, hơi nước cũng như cơ chế làm mưa sẽ bị gián đoạn. Nếu lượng đạn pháo đủ mạnh, chúng sẽ đẩy các đám mây đi xa khỏi khu vực cần được bảo vệ và giúp không gian ấy được khô ráo hoàn toàn”.

 Chúng sẽ giúp phá tan các đám mây và làm hạt mưa rơi theo ý muốn.

Thực tế cho thấy, phương pháp này chính là một hình thức chạy đua vũ trang của các cường quốc trong thời chiến trước khi trở thành một dịch vụ dân dụng như hiện nay. Vào những năm 1940, Nga là nước phát triển kỹ thuật bắn bạc iodide làm ngăn sự ảnh hưởng của thời tiết đối với quân đồng minh Xô Viết, hạn chế tình trạng cản trở máy bay tác chiến của lực lượng không quân nước này.

 Một phần đầu đạn chứa điện tích để cấp đông các hạt mưa từ trên không.

Một thời gian rất lâu sau đó, phương pháp này mới bắt đầu xuất hiện trở lại vào thời điểm diễn ra thế vận hội Olympic Bắc Kinh 2008. Chính quyền đã được sự cho phép của chính phủ khi bắn 1.104 quả rocket để chặn một dải mây ở khu vực sân vận động Tổ Chim trong dịp khai mạc thế vận hội. Và đám cưới của hoàng tử William năm 2012 cũng được cho là dùng biện pháp này để đảm bảo buổi lễ được diễn ra một cách đúng chuẩn hoàng gia Anh.

 Thế vận hội Bắc Kinh vào 2008 đã từng sử dụng phương pháp này.

Nhưng các nhà khoa học cũng cảnh báo, kỹ thuật bắn mây thường được sử dụng trên khắp thế giới để ngăn chặn tình trạng sương mù ở các sân bay, mưa đá ở các thành phố, hoặc làm mưa tuyết ở các khu trượt tuyết. Tuy nhiên, kỹ thuật này chỉ có tác dụng với những đám mây cỡ nhỏ và vừa. Ngoài ra, việc sử dụng bạc iodide gây nên những quan ngại về môi trường. Hơn nữa, nếu muốn bắn mây để phá mưa, cần 6 tháng đến 1 năm để chuẩn bị các thủ tục về quốc phòng – an ninh, bởi không phải cứ có máy bay là bay lên được. Vì thế, kế hoạch sử dụng súng bắn mây phải được vạch ra trước sự kiện ít nhất là 6 tháng mới có thể phát huy được tác dụng của mình.

 Phương pháp này không được các nhà khoa học khuyên dùng vì nhiều lí do khách quan.

Đặc biệt hơn, dịch vụ này được cho là vô cùng tốn kém khiến người khác cũng phải “giật mình”. Theo ước tính, con số để bắn một đám mây hủy mưa lên đến hàng triệu, thậm chí là hàng tỷ đô. Vì thế, không quá nhiều sự kiện dám sử dụng dịch vụ này vì mức độ xa xỉ của nó, ngoại trừ các quốc gia thật sự giàu có.

Nguồn: Discovery

BÌNH LUẬN