Sự thực tàn nhẫn đến lạnh người đằng sau cách thức làm những “báu vật ẩm thực” đắt đỏ hàng đầu thế giới

0
2196

Hiện tại, giá của một phần súp vi cá mập dao động từ 65-120 đô la (tầm hơn 1 triệu đến gần 3 triệu đồng).Những “báu vật ẩm thực” như vi cá mập, gan ngỗng, trứng cá muối là những đến từ những quốc gia có nền ẩm thực hàng đầu thế giới như , Pháp, Nga. Tuy nhiên, sự thật đằng sau những hảo hạng bậc nhất này khiến bất cứ ai cũng phải rùng mình kinh hãi và suy ngẫm về sự tàn phá của con người đối với thiên nhiên.

1. Súp vi cá mập


Súp vi cá mập từ lâu được xem là một trong những món ăn đắt tiền nhất mà bạn nên thử khi đặt chân đến Trung Quốc. Món súp này được bởi một vì hoàng đế thời Tống, nhằm mục đích thiết đãi quan thần trong yến tiệc. Chính vì vậy mà từ lâu, món ăn này đã được xem là món ăn của . Hiện tại, giá của một phần súp vi cá mập dao động từ 65-120 đô la (tầm hơn 1 triệu đến gần 3 triệu đồng).

Tuy nhiên, bỏ qua nguồn gốc, giá tiền hay đánh giá chuyên môn về món ăn này, cách tìm và chế biến nguyên liệu của nó mới thật sự gây ra sự tranh cãi và phẫn nộ trong một bộ phận cộng đồng thực khách. Nhiều bài báo về súp vi cá mập cũng được ồ ạt đăng tải vén bức màn bí mật cho những công đoạn chế biến được cho là vô cùng tàn nhẫn.

Nguyên liệu chính cho món ăn này là vây cá mập. Và hiển nhiên, để có được vây cá, người ta buộc phải bắt, thậm chí là giết cá mập. Tùy vào mức độ chống cự, hung dữ của từng con cá mà người săn sẽ quyết định chỉ cắt vây rồi thả đi hay giết luôn để dễ kiểm soát. Từng con cá sẽ bị cắt hết 2 vây lưng, 2 vây ngực, 3 vây cận đuôi và vây đuôi dưới. Sau đó, họ sẽ ném những con cá xuống biển mặc kệ nó còn sống hay đã chết. Vốn dĩ cá mập sau khi bị cắt vây sẽ bị thương và không bơi được, nên khả năng cao chúng sẽ vẫn chết vì mất máu hoặc bị cá khác tấn công.

Tùy theo mục đích sử dụng mà vây cá được chế biến khác nhau. Thông thường, người ta sẽ đánh sạch và phơi khô rồi bán cho nhà hàng hoặc đóng hộp xuất khẩu. Mỗi năm có khoảng hàng triệu con cá mập bị giết chết.

Theo giáo sư Michael Mc Carthy, ĐH Melbourne (Úc), có đến 1/4 loài cá mập đang có nguy cơ tuyệt chủng vì bị khai thác vây cá quá mức. Hồng Kông chính là nơi buôn bán vi cá lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 50% ngành này. Năm 2012, Trung Quốc và Hồng Kông đã ra lệnh cấm sử dụng các món ăn từ vi cá mập trong các bữa tiệc của chính phủ. Ngoài ra, Đài Loan cũng đã cấm hoàn toàn việc khai thác vi cá mập.

Dù nhiều nhà động vật học, đại dương học, môi trường học hay nhiều người khác phản đối việc đánh bắt cá mập, hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào kiểm soát hoàn toàn vấn đề này. Và ngay cả người tiêu dùng vẫn còn thích thú với những món ăn làm từ vi cá.

2. Gan ngỗng béo

Gan ngỗng béo là một niềm tự hào của nền ẩm thực Pháp đồng thời là một trong những bậc nhất thế giới. Mặc dù món ăn sang trọng này được sử dụng nhiều trong các nhà hàng phương Tây nhưng nó lại gây nhiều tranh cãi tại rất các nước trên thế giới. Sự tranh cãi này xuất phát từ quy trình nuôi ngỗng lấy gan quá tàn khốc.Để có được món gan ngỗng đẳng cấp thì phải tìm được lá gan lớn, béo. Gan ngỗng thường được lấy từ ngỗng đực béo tốt. Nhưng sau này, người ta bắt đầu một quy trình khác là nuôi ngỗng để gan chúng nhiễm mỡ. Sau đó, lại chọn lựa tiếp giữa số ngỗng này để tìm ra con ngỗng có lá gan ngon nhất. Bằng cách này, gan ngỗng khi ăn vào sẽ có vị béo nhẹ, mềm mại, thanh, thay vì ngấy như thông thường.Tuy Pháp là cái nôi của món gan ngỗng, nhưng Ai Cập mới là quốc gia tiên phong trong quy trình vỗ béo ngỗng đáng sợ này. Và dĩ nhiên, cách mà người ta “vỗ béo” ngỗng hoàn toàn khác với tưởng tượng của hầu hết mọi người nếu chỉ đọc đến đây.Để có những con ngỗng có lá gan béo tốt, hàng ngày, mỗi con ngỗng sẽ bị banh miệng, nhét ống kim loại vào sâu cổ họng và bơm khoảng hơn 2kg ngũ cốc vào. Và hành động tàn nhẫn này lặp đi lặp lại từ 2 đến 4 lần trong ngày. Lá gan ngỗng càng lúc càng to lên. Vì lá gan to đè lên phổi nên ngỗng sẽ khó thở. Cân nặng tăng khiến chúng khó khăn trong việc di chuyển và có khi bị gãy chân. Ngoài ra, nhiều con ngỗng trở nên phát điên lên, tự cắn lẫn nhau dẫn đến bị thương.

Ở các nhà máy nuôi ngỗng, những con ngỗng này thường bị nhốt trong chuồng rất hẹp, không thể cựa quậy được. Chúng cũng không được tắm nên toàn thân bị bao bởi lớp dầu chống thấm nước. Chưa kể, vết thương ở chân lâu ngày sẽ dẫn đến nhiễm trùng, cực kì đau đớn.Sống trong môi trường như địa ngục, những con ngỗng này còn có khả năng bị những bệnh như tiêu chảy, viêm phổi, rách thực quản, suy giảm chức năng gan, áp lực căng thẳng. Dần dần dẫn đến chết. Và những con ngỗng chết sẽ bị vứt đi không thương tiếc.Mỗi năm, có khoảng 15.000 con ngỗng bị vỗ béo đến chết. Điều kinh khủng nhất là việc cho ngỗng cái vào máy xay để làm phân bón hay thức ăn cho mèo, vì người ta chỉ lấy gan của ngỗng đực. Nhiều nhà máy vì tiếc số ngỗng đã chết, họ đã lấy gan của những con này đem chế biến và bán bình thường cho người tiêu dùng.

Quá trình nuôi ngỗng bất nhân này sau khi được phát tán, truyền tai đã gây ra làn sóng tranh cãi, phẫn nộ dữ dội giữa những nhà bảo vệ động vật và đầu bếp, giữa người yêu động vật và người mê món gan ngỗng. Một bên thì bảo vệ món ăn xứng tầm đẳng cấp thế giới, một bên thì lên án việc nuôi ngỗng một cách tàn nhẫn.

3. Trứng cá tầm

Từ xa xưa, trứng cá tầm đã nằm trong top 10 món ăn xa xỉ nhất hành tinh. Trứng cá tầm, nổi tiếng là cá tầm Nga và có 3 loại, cá tầm trắng (beluga), cá tầm đen (osetra) và cá tầm sevruga. Hiện nay, một kg trứng cá tầm đen có giá bán dao động từ 1.500 – 6.000 đô (khoảng 34 – 136 triệu đồng), còn với trứng cá tầm trắng (beluga) có giá lên tới 10.000 đô (khoảng 227 triệu đồng).Tuy nhiên, trứng cá tầm muối của Nga không phải là loại đắt tiền nhất thế giới. Strottarga Bianco được làm từ trứng của loài cá tầm trắng bạch tạng cực quý hiếm với mức giá 100.000 euro/kg khoảng 24 tỉ đồng) mới là loại trứng cá muối sang trọng bậc nhất.Chính vì nguồn lợi thu được từ việc bán trứng cá tầm muối rất cao nên những kẻ đánh bắt cá bất hợp pháp đã khai thác bừa bãi, dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng của loài cá tầm. Vì lý do này mà một số nước đã ra lệnh cấm việc cung cấp trứng cá muối với hy vọng số lượng cá tầm trong tự nhiên sẽ được phục hồi.
 Hải Yến
Theo DaiKyNguyen

BÌNH LUẬN