Phó hiệu trưởng ĐH Hoa Sen mặc quần đùi áo rách giảng dạy: G.S chọn cái đầu chứ sao lại chọn cái quần?

0
1362

Hiện tại, những hình ảnh người thầy mặc quần soọc, áo thun đứng giảng bài, chia sẻ về sự vẫn tiếp tục được chia sẻ kèm theo những ý kiến trái chiều.

Gần đây mạng xã hội và báo chí nhanh chóng lan truyền hình ảnh và thông tin về một đứng trên giảng đường, trước rất nhiều sinh viên cùng khách mời và mặc chiếc quần đùi.

Giáo sư xuất hiện trong trang phục khác biệt này là thầy Trương Nguyện Thành, Phó Hiệu trưởng điều hành trường ĐH Hoa Sen. Buổi chia sẻ mà Giáo sư Thành tham gia nằm trong khuôn khổ chương trình Innovation Roadmap (Lộ trình sáng tạo). Cùng với Giáo sư, chương trình có sự tham gia của hàng trăm sinh viên và khách mời là giảng viên và các nhân vật có học vị cao.

Hình ảnh của vị Giáo sư đứng tuổi này gây chú ý bởi ông xuất hiện với chiếc quần soóc ca-rô, mặc chiếc áo thun trắng. Ban đầu, ông còn mặc áo vest, trong phần chia sẻ bàn tròn, chiếc áo vest này đã được thay bằng chiếc áo thun.

Trang phục của vị Giáo sư gây ra nhiều ý kiến

Vị Giáo sư này khẳng định, nếu diện trang phục này lên lớp là không đúng, nhưng ông chỉ mặc trong 1 khoảng thời gian nhất định để giảng bài. Ông cho rằng, sinh viên trong lớp hoàn toàn hiểu được điều này, vì thế cũng không thể chỉ nhìn vào 1 bức hình để nói lên toàn sự kiện.

Dù vậy, hình ảnh này nhanh chóng lan tỏa và gây ra luồng ý kiến trái chiều.

Khắp các diễn đàn , cho đến ý kiến của các độc giả từ các tờ báo đều “nổ” lên tranh cãi. Với luồng ý kiến đồng tình với “thời trang” đứng lớp của vị giáo sư này, độc giả Vinh Nguyen Quang lên tiếng: “Giáo sư chọn cái đầu, sao lại chọn cái… quần?”.

Bạn Mạch Giao được cho là học trò của vị Giáo sư này bình luận: “Ôi thầy tôi. Mấy bác ai chưa được dự buổi thỉnh giảng của thầy nên thấy khó chấp nhận hình ảnh vậy. Bài giảng của thầy là cảm hứng của rất nhiều thế hệ sinh viên chúng tôi đó. Đừng đánh giá cuốn sách qua tờ bìa của nó”.

Faceboker có tên Nhan Nguyen viết: “Việc này mình thấy không có vấn đề gì, tuy nhiên cũng không thể trách khi người khác thấy không vừa mắt được. Bản thân Giáo sư Thành hẳn phải biết nó sẽ gây tranh cãi nên mới chọn cách đó để thể hiện việc “gỡ bỏ rào cản, định kiến, vướng mắc trong tư tưởng…”. Quan trọng là Giáo sư dạy cho sinh viên làm điều đó thì cũng phải cho sinh viên thấy rằng những việc đó không phải lúc nào cũng dễ dàng”.


Nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh hình ảnh của Giáo sư đúng lớp.
Tuy nhiên, phần lớn ý kiến đều cho rằng cách ăn mặc này không phù hợp môi trường giáo dục.

Chị Như Quỳnh, một người sống ở nước ngoài bức xúc bày tỏ: “Chưa biết ông ấy là ai, giáo sư nào, đừng có nói đây là Tây học nhé, đây là mất lịch sự học, không có văn hoá, đi lừa đám trẻ con chuyện Tây thế này thế kia… Ăn mặc nhất là ở môi trường sư phạm thể hiện không chỉ giáo dục mà là có đạo đức giảng đường xuất thân, giá trị cá nhân…”.

Người dùng mạng xã hội Do Lien Anh Ha thẳng thắn nêu quan điểm: “Có nhiều cách truyền cảm hứng! Cách này quả thật khiến tôi thấy rất lố lăng và không phù hợp. Bạn có thể sáng tạo, nhưng tôn trọng văn hoá của nước bạn đến, môi trường bạn làm việc”.

Ngoài ra, nhiều ý kiến trung lập cho rằng, khác văn hóa nên khó nói.

Trước đó, Giáo sư Thành từng xuất hiện trong trang phục quần đùi, áo thun khi giảng bài cho sinh viên.

Trước những bình luận trái chiều, GS Trương Nguyện Thành thẳng thắn cho rằng hình ảnh ông mặc áo may ô, quần đùi là minh chứng về sáng tạo trong lớp phát triển . Và bản thân ông cũng không ngờ câu chuyện này lại dấy lên một làn sóng dư luận mạnh mẽ đến vậy.

GS cũng cho biết thêm, trước khi chương trình bắt đầu, ông vẫn mặc trang phục nghiêm túc, khi quyết định thay quần soọc là ông muốn xem phản ứng của sinh viên thế nào.

Trước đó, vị Giáo sư này đã từng xuất hiện trước hàng trăm sinh viên để giảng bài và tất nhiên là cũng trong trang phục quần áo, áo thun, thậm chí là áo thun rách.

Hiện tại, những hình ảnh người thầy mặc quần soọc, áo thun đứng giảng bài, chia sẻ về sự sáng tạo vẫn tiếp tục được chia sẻ kèm theo những ý kiến trái chiều.

Giáo sư Trương Nguyện Thành (sinh năm 1961, từng công tác tại ĐH Utah, Mỹ, sống và làm việc 38 năm tại Mỹ). Ông là tiến sĩ ngành Hóa và Tính toán, có hai bằng sáng chế quốc tế về công nghệ thông tin, xuất bản 180 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành hóa và công nghệ thông tin, xuất bản hơn 150 bài báo trình bày tại các hội thảo chuyên ngành quốc tế.

BÌNH LUẬN