Họ phải theo học tại một môi trường như chiến trường – nơi sự cạnh tranh khốc liệt luôn diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong các giờ học tập của mỗi sinh viên. Họ sẽ không thể nào trải qua cảm giác yêu đương trọn vẹn hay hiếm khi có được một tình yêu gà bông vì quá bận rộn cho những môn học của mình.
Mỗi khi nhắc đến Harvard, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến những từ như ngôi trường dành cho các thiên tài, ngôi trường danh giá nhất thế giới,… Thế nhưng đằng sau ánh hào quang rực rỡ mà trường Harvard và các sinh viên của trường mang lại trong suốt nhiều thập kỉ là những sự thật khắc nghiệt ít ai biết đến của những con người đã và đang sinh sống cũng như học tập tại đây.
1. Harvard – Ánh hào quang rực rỡ
Không phải tự nhiên mà Harvard được phong tặng những từ ngữ có cánh khi được nhắc đến, ngôi trường này đã có danh tiếng từ rất xa xưa. Harvard được xây dựng vào năm 1936 bởi Cơ quan Lập Pháp Thuộc địa Vịnh Massachusetts với tên gọi là “New College” hay “Trường Cao đẳng New Towne”. Sau đó ngôi trường này được đổi tên như hiện nay theo tên của một vị mục sư đã hiến tặng đất đai, của cải để xây dựng lại trường. Lịch sử nước Mỹ đã ghi tên Harvard là ngôi trường đầu tiên của xứ sở Cờ hoa.
Trường Harvard là ngôi trường có lịch sử lâu đời và khuôn viên trường trải dài ở nhiều khu vực của tiểu bang Massachusetts.
Ngôi trường này được đặt lại theo tên của một vị mục sư – John Harvard. Nhiều sinh viên trong trường truyền tai nhau rằng bất cứ ai chạm vào bàn chân của bức tượng vị mục sư được đặt trong khuôn viên trường thì sẽ gặp nhiều may mắn trong học tập, sự nghiệp.
Ngôi trường thuộc hàng cổ xưa nhất này từng là nơi đào tạo cho các giáo sĩ, mục sư và sau đó trở thành trung tâm giáo dục thuộc về giới thượng lưu. Harvard đã từng bước trở thành nơi nghiên cứu khoa học hiện đại sau quyết định của Tổng thống Mỹ – Eliot sau khi nội chiến nước Mỹ diễn ra.
Harvard là một trong những ngôi trường có nguồn tài chính cực “khủng”.
Nếu theo học ngôi trường danh giá này, bạn sẽ có cơ hội được hưởng dụng cơ sở vật chất thuộc hàng top của thế giới.
10 phân viện Khoa học đã tạo nên trường Đại học tổng hợp nổi tiếng Harvard và các khu nghiên cứu nằm rải rác thành nhiều khu trong thành phố Cambrige. Không chỉ có bề dày lịch sử nổi trội, Harvard còn được biết là một ngôi trường có nguồn tài chính cực “khủng”. Mỗi năm, ngôi trường này đã nhận lại sự hỗ trợ tài chính từ các cựu sinh viên danh giá. Năm 2015, Harvard đã nhận được số tiền tài trợ lên đến 182 triệu USD (hơn 4100 tỷ đồng), nâng tổng ngân sách của trường lên đến 37 tỷ USD (gần 842 nghìn tỷ đồng) – con số cao ngất ngưỡng nếu như đem so sánh với bất cứ tổ chức giáo dục nào.
Ngoài bề dày lịch sử cùng nguồn tài chính khổng lồ, Harvard còn nổi tiếng là một trong những thư viện bách khoa toàn thư thuộc hàng top của thế giới với những đầu sách đa dạng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thư viện của ngôi trường này đầu tư đa dạng các thể loại sách dành cho sinh viên. Harvard được mệnh danh là một trong bốn thư viện Bách khoa toàn thư lớn nhất thế giới sau thư viện Hoàng Gia Anh, thư viện Quốc Gia Pháp và thư viện Quốc Hội Mỹ.
Cùng với sự danh giá lâu đời như thế nên trường Đại học Harvard chọn lọc sinh viên của mình rất kỹ lưỡng. Mỗi năm ngôi trường này nhận được khoảng hơn 23.000 lá thư xin nhập học nhưng chỉ có 6% trong số đó có cơ hội trở thành sinh viên của ngôi trường dành cho thiên tài này.
Không chỉ đầu vào được chắt lọc kĩ lưỡng, Harvard còn đóng góp cho nước Mỹ nói riêng và thế giới nói chung những nhân tài có ích cho xã hội. Cụ thể, ở nước Mỹ, Harvard đã “sản xuất” ra 8 đời các vị Tổng thống. Đối với thế giới, ngôi trường này đã tạo nên 62 tỷ phú còn sống, khoảng 130 sinh viên đoạt giải Nobel, 18 người nhận huy chương Fields và 12 người vinh dự được giải Turing. Và hơn thế nữa, ngôi trường đã đóng góp cho xã hội toàn cầu hơn 360.000 công dân có ích và cống hiến hết mình tài năng của họ.
Tổng thống Barack Obama
Hay tỷ phú Bill Gates đều là những sinh viên ưu tú theo học tại trường Đại học danh giá này.
Với tấm bằng Đại học Harvard trên tay, sinh viên của ngôi trường này có thể nhận được mức lương cao ngất ngưỡng từ 110.000 USD (hơn 2,5 tỷ đồng) đến 116.000 USD (hơn 2,6 tỷ đồng) ngay những năm đầu tiên bước vào xã hội.
Với tấm bằng của trường Đại học Harvard, sinh viên của ngôi trường này sẽ nhận được mức lương cao ngất ngưởng khi vừa mới ra trường.
Harvard được ví như là thiên đường dành cho bất cứ sinh viên nào muốn theo đuổi con đường học vấn, muốn công danh sự nghiệp thuận buồm xuôi gió. Thế nhưng, để có thể sống và học tập trong “thiên đường” ấy, nhiều sinh viên đã và đang phải trải qua những năm tháng cạnh tranh khắc nghiệt đến mức tiêu cực.
2. Harvard – Những sự thật ít người biết đến
Vì là sinh viên của một ngôi trường thuộc hàng danh giá nhất hành tinh, những người theo học tại đây đã phải chấp nhận sống một cuộc sống còn khắc nghiệt hơn cả những người bình thường khác.
Những sự thật ít người biết phía sau cánh cửa trường Đại học Harvard
Sinh viên theo học tại đây đều phải trải qua môi trường cạnh tranh khốc liệt trong giờ học.
Họ phải theo học tại một môi trường như chiến trường – nơi sự cạnh tranh khốc liệt luôn diễn ra hằng ngày, hằng giờ trong các giờ học tập của mỗi sinh viên. Họ sẽ không thể nào trải qua cảm giác yêu đương trọn vẹn hay hiếm khi có được một tình yêu gà bông vì quá bận rộn cho những môn học của mình.
Họ quá bận rộn trong việc học tập và nghiên cứu nên hiếm khi có thời gian để nói chuyện yêu đương.
Quan trọng nhất là khi trở thành sinh viên trường Đại Học Harvard, bạn phải biết “tự bơi” một mình, nếu không sẽ chẳng một ai đưa tay giúp đỡ bạn cả. Ban giám hiệu nhà trường hay thầy cô chỉ là những người hướng dẫn và giám sát, tất cả mọi thứ bạn phải tự lo liệu, không hề có sự kết nối cộng đồng giữa các sinh viên do sự cạnh tranh tàn khốc trong môi trường học tập căng thẳng. Theo số liệu thống kê dành cho ngôi trường này, đã có nhiều sinh viên không chịu nổi sự căng thẳng cực độ như thế, nên đã phải sử dụng đến thuốc chống trầm cảm thường xuyên thậm chí còn có ý nghĩ tiêu cực bi quan là tự kết thúc cuộc đời mình khi còn quá trẻ do không chịu được áp lực nặng nề.
Nhiều sinh viên không chịu nỗi áp lực đã tìm cách kết thúc cuộc đời mình.
Có thể nói, để trở thành sinh viên của ngôi trường này đã cực kỳ khó nhưng để có thể sống và theo đuổi ước mơ trong một môi trường như thế lại càng khó hơn. Với “giấc mơ Harvard” , bạn phải trả giá nhiều hơn so với người thường thì mới có đủ khả năng đeo tấm thẻ là sinh viên của một ngôi trường thuộc hàng danh giá nhất nhì thế giới.
(Ảnh: Internet)