Sau đó kiểu bố trí bàn phím QWERTY quen thuộc xuất hiện. Nó không hoàn hảo, nhưng mọi người không muốn thay đổi nó bởi vì mọi người đều quen với nó.
1. Thứ tự các nút trên bàn phím máy tính
Một số người nghĩ rằng cách sắp xếp các chữ cái trên bàn phím ngày nay đã được tạo ra để giúp bạn sử dụng các phím theo cách dễ dàng nhất. Nhưng đó chỉ là một phần của sự thật. Trên máy chữ gốc, các phím được sắp xếp theo thứ tự bảng chữ cái. Tuy nhiên, rất khó để gõ nhanh với thứ tự các phím như thế. Đó là lí do tại sao các phím chữ thường đã được đặt ra xa nhau.
Sau đó kiểu bố trí bàn phím QWERTY quen thuộc xuất hiện. Nó không hoàn hảo, nhưng mọi người không muốn thay đổi nó bởi vì mọi người đều quen với nó.
2. Tại sao trên một số chiếc áo lại có miếng vá khuỷu tay?
Xu hướng thời trang này ban đầu xuất hiện trên quần áo quân đội. Những người lính phải bò nên phần khuỷu tay áo của họ sẽ mỏng và dễ rách hơn. Đó là lí do tại sao khuỷu tay áo trong quân đội được quyết định phủ thêm một lớp vải.
Sau những năm 50, sinh viên ở nhiều trường đại học Mỹ đã mượn ý tưởng đó và biến nó thành một xu hướng thời trang thực sự.
3. Sự ra đời của kem ốc quế
Vào cuối thế kỉ 19, kem đã được bán trong các chiếc li thủy tinh nhỏ. Những chiếc cốc này được người bán hàng thu lại, rửa sạch và tái sử dụng.
Ý tưởng đựng kem trong bánh quế được nhiều bác sĩ hưởng ứng bởi những chiếc li nhỏ dùng chung kia một thời từng là nguyên nhân khiến lây lan bệnh lao.
Tuy nhiên, một giải pháp đơn giản hơn đã xuất hiện vào năm 1904. Do thời tiết cực kì nóng, số người mua kem cũng tăng lên và người bán hàng đã không có đủ số li đựng kem. Người bán bánh quế nhanh chóng uốn những chiếc bánh của mình thành hình nón và đưa nó cho người bán kem.
4. Chiếc lỗ nhỏ trên điện thoại
Dấu chấm đen nhỏ giữa đèn flash và camera trên iPhone là một micro giảm tiếng ồn. Nó được đặt ở đó để lọc nhiễu xung quanh từ các âm thanh mong muốn, đặc biệt hữu ích trong môi trường ồn ào. Nó giúp điện thoại giảm tiếng ồn xung quanh và làm nổi bật giọng nói của bạn.
5. Tại sao giày thể thao lại có phần mũi bằng cao su?
Giày thể thao đã từng là giày dành cho người chơi bóng rổ và phần mũi cao su để bảo vệ ngón chân của họ khỏi tai nạn trong trò chơi. Không giống như giày bây giờ, mũi giày ngày xưa được làm từ một loại cao su cứng. Ngoài ra, mũi giày cũng có màu sẫm hơn.
Ngày nay, mũi giày cao su thường có màu trắng để trông “thời trang” hơn.
6. Lỗ trên thân giày thể thao
Tưởng chừng như đây chỉ là một chi tiết trang trí nhưng không, những lỗ hổng trên thân giày thể thao của bạn thực sự có một mục đích sử dụng. Các lỗ này cho phép không khí lưu thông xung quanh giày và giúp chân bạn thoáng khí. Điều này ngăn cho bàn chân của bạn khỏi bị đổ mồ hôi.
7. Chi tiết hình trụ trên dây sạc máy tính
Chi tiết nhỏ này rất hữu ích khi giúp bất kì máy tính xách tay làm việc đúng. Nó được gọi là hạt ferrite. Nó loại bỏ tiếng ồn tần số cao trong các vi mạch điện tử. Nói cách khác, nó cô lập máy tính xách tay của bạn khỏi tiếng ồn điện từ. Hạt ferrite có thể được sử dụng để loại bỏ tiếng ồn từ đường dây điện thoại, máy tính cá nhân, TV, máy nghe nhạc và DVD.
8. Những dấu chấm dưới đáy chai thủy tinh
Đây không phải là dấu hiệu cho người khiếm thị như bạn nghĩ. Mọi thứ đơn giản hơn nhiều. Những dấu chấm này được sử dụng trong quá trình sản xuất để ghi mã số hiệu và đánh dấu sự đóng gói bị lỗi.
9. Tại sao áo khoác parka lại tách đôi ở dưới gấu?
Áo khoác có mũ lót lông parka là một trong những loại áo khoác ngoài phổ biến nhất hiện đại. Bạn có bao giờ đoán tại sao một số gấu áo parka lại tách ra làm đôi?
Áo parka hiện đại xuất phát từ loại áo mặc ngoài của quân đội trong những năm 50. Những chiếc áo khoác của họ dài hơn nhiều để chúng có thể quấn quanh mắt cá và giữ ấm lâu hơn. Tính năng tương tự xuất hiện trong áo parkas hiện đại nhưng chỉ để trang trí.
10. Vết cắt trên bánh mì
Ngay cả những người làm bánh cũng không thể đưa ra lời giải thích cho vấn đề này. Một số người nói rằng họ đã rạch bánh mì để nó không bị nứt trong lò, những người khác cho rằng nó được thực hiện vì lí do thẩm mĩ, giúp bánh trông đẹp hơn.
Giả thuyết thứ hai có vẻ thực tế hơn bởi vì có rất nhiều loại bánh mì không có vết cắt mà vẫn không bị nứt.
11. Tua rua trên giày lười
Vào giữa thế kỉ 20, một thợ đóng giày tên là Nils Tveranger đã lấy cảm hứng từ giày của ngư dân Na Uy để sáng tạo ra một kiểu giày mới. Đôi giày của họ có tua móc có thể thắt chặt, và do đó cố định đôi giày trên bàn chân.
Tveranger đã quyết định kết hợp đôi giày của ngư dân và giày dép Ấn Độ và tạo ra giày lười. Các tua sớm mất đi tác dụng thực tế của nó và trở thành một phụ kiện trang trí.
12. Chiếc khuy trên mặt sau áo
Chiếc khuy ở mặt sau áo sơ mi của một người đàn ông có thể được sử dụng để đính cà vạt. Một số khác cho rằng nó được thiết kế để treo áo lên móc.
13. Tại sao mã PIN chỉ gồm 4 chữ số
Năm 1996, nhà phát minh người Scotland James Goodfellow đã đưa ra ý tưởng tạo mã PIN để bảo vệ quyền truy cập vào tài khoản ngân hàng của người dân.
Ban đầu, mã có 6 chữ số. Nhưng vợ của Goodfellow phàn nàn rằng cô ấy hay quên mất nó. Đó là lí do tại sao ông rút ngắn nó vào phiên bản hiện đại của mã PIN chỉ có 4 chữ số.
14. Vòng màu trên bao bì thực phẩm là gì?
Hầu như mọi mặt hàng trong siêu thị đều được đánh dấu bằng các hình tròn và hình vuông màu sắc. Trên thực tế, chúng là các khối màu của máy in được sử dụng trong sản xuất bao bì và không liên quan gì đến thực phẩm bên trong. Những vòng tròn này cho biết màu mực nào đã được sử dụng để tạo ra màu sắc trên bao bì.
15. Tại sao lại có lông trên mũ áo?
Mũ lông cừu là một đặc trưng của quần áo của các dân tộc thiểu số bản địa sống ở vùng viễn Bắc. Toàn bộ trang phục ngoài của họ rất ấm áp, nhưng khuôn mặt vẫn tiếp xúc với gió lạnh. Để bảo vệ nó, họ may một vài mẩu lông dài đến mép mũ trùm. Kĩ thuật đơn giản này đã giúp họ giữ cho khuôn mặt ấm áp. Ngày nay, lí do chúng ta sử dụng lông trên mũ áo khoác chủ yếu là để trang trí.
16. Tại sao kẹo cao su “tuổi thơ” có hình dạng này?
Bạn có thể thấy hình dạng của loại kẹo cao su huyền thoại từ những năm 90 này bắt chước hình dạng của lốp xe.
17. Nguồn gốc của bánh pretzel
Pretzel là loại bánh quy vòng nổi tiếng của nước Đức. Nguồn gốc của câu chuyện bắt đầu từ thời Trung Cổ, và nó khá mơ hồ. Tuy nhiên, theo như chúng ta biết, bánh Pretzel đã được tạo ra bởi một tu sĩ khi ông quyết định làm một chiếc bánh có hình dạng giống như bàn tay trong lúc cầu nguyện.
18. Tại sao lại có heo đất?
Trong thời trung cổ nước Anh, người ta giữ tiền của họ trong các thùng chứa đất sét được gọi là “lọ pygg”, có nguồn gốc từ chữ “pygg” nghĩa là “đất sét màu cam”. Theo thời gian, các loại bình đã biến mất, nhưng sự kết hợp từ vẫn còn. Chẳng bao lâu “pygg” biến thành “pig”, và người ta bắt đầu tạo ra những chiếc lọ hình con heo. Đây thực sự là trường hợp cái tên xuất hiện trước đồ vật.
Bài viết này đã giải đáp được những tò mò của bạn về những chi tiết nhỏ trên đồ vật chưa? Nếu chưa thì hãy cho chúng tôi biết những thắc mắc khác của bạn nhé!
Nguồn: Bright side