Ngỡ ngàng với những phiên bản đầu tiên của các vật dụng thường ngày

0
824

Người ta chỉ tìm thấy chiếc giày bên chân phải trong một hang động ở Armenia, chiếc bên trái không tìm được. Nó được làm từ da bò và được bảo quản bằng cỏ và phân cừu phơi khô.
Bạn có bao giờ tưởng tượng ra những vật dụng mà mình vẫn dùng và nhìn thấy hàng ngày trông như thế nào khi phiên bản đầu tiên của chúng được tạo ra từ cách đây hàng trăm cho đến hàng ngàn năm?
Đôi tất cổ nhất (1.500 tuổi): Chúng được phát hiện vào thế kỷ thứ 19, được xác định là xuất hiện vào năm 300-499 trước Công nguyên tại Ai Cập cổ đại. Chúng được đan bằng len và mang cùng dép sandal.

Chiếc giày cổ nhất (5.500 tuổi): Người ta chỉ tìm thấy chiếc giày bên chân phải trong một hang động ở Armenia, chiếc bên trái không tìm được. Nó được làm từ da bò và được bảo quản bằng cỏ và phân cừu phơi khô.

Nhạc cụ cổ nhất (40.000 tuổi): Đây là chiếc sáo được làm từ một ống xương, được tìm thấy ở miền Nam nước Đức. Thời xa xưa, con người đã biết tạo ra nhạc cụ từ xương chim và ngà voi mamut.

Bản nhạc cổ nhất từng được ghi chép lại (3.400 tuổi): Nó được tìm thấy trong đống tàn tích của cảng cổ đại Ugarit, thuộc miền Bắc Syria hiện tại. Nội dung của nó là ca ngợi vợ của thần Mặt Trăng.

Công thức nấu ăn cổ nhất từng được ghi chép lại (5.000 tuổi): Đây là công thức chưng cất một loại bia của người Sumer, một nền văn minh tại Iraq cổ đại, được khắc từ năm 3.000 trước Công nguyên. Loại bia này được cho là rất mạnh, có những mẩu vụn bánh mì trôi nổi bên trong.

Chiếc quần cổ nhất (3.300 tuổi): Nó được tìm thấy tại miền Tây , có lẽ là của một người dân du mục, được dệt bằng len với những họa tiết phức tạp.

Chiếc áo ngực cổ nhất (500 tuổi): Nó từng thuộc về một người phụ nữ nào đó sống ở nước Áo trong khoảng thời gian 1390-1485, lúc được tìm thấy đã không còn nguyên vẹn. Trong các bản vẽ, nó được gọi là “túi treo ngực”.

Bao cao su cổ nhất (370 tuổi): Nó được làm từ da cừu và được sử dụng tại Thụy Điển những năm 1600, và nó có thể được sử dụng nhiều lần. Theo các chỉ dẫn còn để lại, người ta phải dùng sữa nóng để giặt rửa nếu không muốn mắc bệnh hoa liễu.

Bã kẹo cao su cổ nhất (5.000 tuổi): Nó được làm từ nhựa cây bulô, được tìm thấy tại Phần Lan, đã hóa thạch, thời đó dùng để chữa trị bệnh viêm miệng, hoặc dùng để trám răng.

Đồng tiền cổ nhất (2.700 tuổi): Nó được tìm thấy tại Efes, một thành phố thuộc Hy Lạp cổ đại, nay là Thổ Nhĩ Kỳ. Nó được đúc từ vàng và bạc nóng chảy trộn lẫn, trên in hình đầu sư tử.

Cặp kính râm cổ nhất (800 tuổi): Nó được tìm thấy trên đảo Baffin, thuộc lãnh thổ Nunavut của Canada, dùng để bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mặt trời hắt lên từ tuyết trắng.

Tượng điêu khắc hình người cổ nhất (35.000-40.000 tuổi): Đây là bức tượng thần Vệ Nữ, được tìm thấy trong hang động Hohle Fels, thuộc rặng núi Swabian Jura, bang Baden-Württemberg, nước Đức. Các chuyên gia tin rằng vật liệu dùng để khắc nên bức tượng này là ngà của một con voi mamut.

Toilet cổ nhất (2.000 tuổi): Tại thành phố Ephesus của Hy Lạp cổ đại, người ta đã xây dựng những toilet công cộng có thể dội được, toàn bộ sẽ trôi theo cống và xả ra con sông gần nhất.

Chiếc ví cổ nhất (4.500 tuổi): Nó được tìm thấy ở Đức, qua nhiều ngàn năm, lớp da cùng những vật liệu ban đầu đã hư hỏng, chỉ có những chiếc răng chó, vốn đóng vai trò trang trí và bảo vệ, là còn nguyên.

Bộ phận thân thể giả cổ nhất (3.000 tuổi): Theo các chuyên gia, chiếc chân này là dùng để giúp một người nào đó đi lại chứ không phải để bù lại cho sự khiếm khuyết về ngoại hình. May mắn thay, họ không chỉ đi lại được mà còn mang được cả sandal cùng nó.

Quả địa cầu cổ nhất (510 tuổi): Nó được khắc trên phần lớn nhất của hai quả trứng đà điểu. Bản đồ vẽ Cựu thế giới (gồm châu Âu, châu Á và ) và Tân thế giới (châu Mỹ) được khắc trên hai bán cầu khác nhau. Các chuyên gia tin rằng cặp quả địa cầu này được khắc tại Florence, thậm chí họ còn tin rằng tác giả của nó chính là Leonardo da Vinci lừng danh.

(Ảnh: Internet)

BÌNH LUẬN