Ngạc nhiên với những câu hỏi thú vị được tìm kiếm nhiều nhất trên Google

0
2947

Đó là vì khi nước dịch chuyển, nó tạo những bong bóng khí, chúng chạm vào luồng nước và ngay lập tức vỡ ra. Rất nhiều bong bóng khí vỡ cùng một lúc sẽ phát ra âm thanh róc rách mà chúng ta vẫn nghe.

Bạn có chắc mình trả lời đúng những câu hỏi này mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ không?

Trong có những hiện tượng vô cùng quen thuộc, và chúng xảy ra hàng ngày, nhưng không phải ai cũng giải thích được vì sao.

1. Vì sao chúng ta không nhận ra được giọng mình trong băng ghi âm?

Khi nói, âm thanh phát ra từ miệng chúng ta được truyền tới tai chúng ta bằng đường không khí và đường xương sọ. Thế nhưng nó chỉ truyền đến tai người khác bằng đường không khí mà thôi. Tương tự như thế, những đoạn ghi âm giọng nói cũng chỉ ghi lại âm thanh được truyền đi qua đường không khí. Đó là lý do vì sao chúng ta nghe giọng của mình khi nói khác với khi nghe từ băng ghi âm.

2. Vì sao chúng ta bị nhức đầu khi ăn hay uống đồ quá lạnh?

Hiện tượng này có tên gọi là buốt não, nó xảy ra khi có một thứ gì đó rất lạnh chạm vào vòm miệng phía trên của chúng ta, chẳng hạn khi chúng ta ăn kem, uống đá lạnh, hay vô tình hít phải không khí lạnh ngoài trời. Lúc này, các mạch máu sẽ giãn nở ra đột ngột và máu ồ ạt dồn lên não, gây ra áp lực khiến chúng ta bị nhức đầu.

Để làm hạ cơn buốt não, chúng ta có thể uống một cốc nước ấm; dùng lưỡi ép vào vòm miệng để làm nó ấm lại; hoặc dùng tay che miệng và bịt mũi, đồng thời hít thở thật nhanh để tạo ra luồng không khí ấm tiếp xúc với vòm miệng.

3. Vì sao khi đi dưới nắng, da chúng ta bị sậm màu còn tóc bị bạc màu?

Trên da và tóc của chúng ta đều có chất melanin tạo ra sắc tố, nhưng cách phản ứng của chúng khi gặp ánh nắng mặt trời là hoàn toàn khác nhau. Vì tóc là tế bào chết nên khi bị ánh nắng chiếu vào, melanin bị phá hủy khiến cho tóc bị bạc màu, và nó sẽ giữ nguyên tình trạng bạc màu đó cho đến khi sợi tóc rụng đi và sợi mới mọc lên thay thế.

Trong khi đó, khi da bị mặt trời chiếu vào, melanin cũng bị phá hủy, nhưng vì da là tế bào sống nên các tế bào da phản ứng lại bằng cách tạo ra thêm melanin, mà melanin là chất tạo sắc tố, cho nên da càng tạo ra nhiều melanin thì nó sẽ càng trở nên tối màu.

4. Vì sao thời gian của trẻ con trôi chậm hơn của người lớn?

Vì sao một tuần lễ đối với một người lớn lại trôi qua nhanh hơn so với một đứa trẻ? Vì trẻ con luôn phải làm quen với môi trường xung quanh và mỗi ngày đều phải ghi nhớ một số lượng thông tin nhiều hơn người lớn, nên chúng cần nhiều thời gian hơn người lớn để xử lý những thông tin này. Vì thế trẻ con sẽ luôn có cảm giác một tuần trôi qua chậm hơn người lớn.

5. Vì sao mắt của chúng ta không bị lạnh khi trời lạnh?

Trong mắt của chúng ta không có các tế bào cảm nhận nhiệt độ, vì thế mắt sẽ không cảm nhận được nóng hay lạnh. Hơn thế nữa, phần lớn mắt nằm trong hốc mắt, vì thế chúng luôn được làm ấm bởi dòng máu di chuyển bên trong.

6. Vì sao khi ăn đồ chua chúng ta thường nhắm mắt?

Đây là loại phản xạ được hình thành từ tổ tiên của chúng ta từ thời xa xưa trong quá trình tiến hóa. Khi gặp kích thích khó chịu do việc ăn đồ chua gây ra, mắt sẽ tự động nhắm lại để bảo vệ mắt khỏi dính phải thứ kích thích khó chịu đó.

7. Vì sao bụi có màu trắng khi bám trên nền đen và có màu đen trên nền trắng?

Thực ra thì bụi không phải màu trắng cũng chẳng phải màu đen mà chúng có màu xám, khi bám trên nền trắng thì chúng có màu đậm hơn màu trắng nên chúng ta nghĩ rằng chúng có màu đen, và ngược lại.

8. Vì sao gấu racoon luôn rửa đồ ăn trước khi ăn?

Nếu chúng ta rửa đồ ăn vì lý do vệ sinh, thì loài gấu racoon “rửa” đồ ăn để xem phải ăn chúng bằng cách nào thì hợp lý nhất. Trên đôi tay của chúng có rất nhiều dây thần kinh cảm giác, và chúng có nhiệm vụ cảm nhận xem đâu mới là món ăn thích hợp. Hay nói cách khác, chúng chọn lựa thức ăn bằng tay chứ không phải bằng mắt.

Gấu racoon thường kiếm thức ăn ở những con suối, và chúng thường dùng tay mò mẫm dưới lòng suối, khi bắt được một món gì đó, chúng sẽ xoay vòng món đó trên tay để xác định xem nó có ăn được không và nên ăn nó bằng cách nào. Động tác này khiến chúng ta lầm tưởng đó là hành động rửa đồ ăn.

9. Vì sao chim bay theo hình chữ V?

Cách bay này giúp chúng tiết kiệm được rất nhiều năng lượng. Những chú chim bay ở hàng đầu thường tạo ra những luồng gió đặc biệt từ đôi cánh của mình, nhờ thế những chú chim ở hàng sau sẽ nương vào đó và bay theo, đỡ phải mất nhiều năng lượng. Không những thế, đội hình này còn giúp chúng luôn nhìn thấy chim đầu đàn dù đang bay ở vị trí nào đi chăng nữa.

10. Vì sao nhím thường mang quả táo trên lưng?

Đây chỉ là một hình ảnh có trong truyện tranh và phim hoạt hình mà thôi, ám chỉ việc có một chú nhím đi ngang qua cây táo thì bị quả táo rụng phải, ghim vào gai, và cứ thế mang đi. Ngoài đời thật, xác xuất này hiếm khi xảy ra vì bình thường, chẳng có chú nhím nào tự dưng dựng lông lên khi đi ngang qua một cây táo vừa đúng lúc có một quả táo lìa cành cả.

11. Vì sao suối chảy phát ra tiếng kêu róc rách?

Đó là vì khi nước dịch chuyển, nó tạo những bong bóng khí, chúng chạm vào luồng nước và ngay lập tức vỡ ra. Rất nhiều bong bóng khí vỡ cùng một lúc sẽ phát ra âm thanh róc rách mà chúng ta vẫn nghe.

12. Vì sao chúng ta bị say tàu xe?

Hiện tượng này xảy ra khi các giác quan cảm nhận sự cân bằng của cơ thể có những cảm nhận trái ngược nhau. Chẳng hạn khi bạn đang ngồi trên một chiếc xe ô tô đang chạy trên đường, mắt bạn cảm nhận được sự chuyển động nhờ những hình ảnh lướt qua ngoài cửa sổ, nhưng cơ thể bạn thì lại không cảm nhận được chuyển động, vì nó đang ngồi im trên xe. Hoặc khi bạn đang ngồi bên trong một con thuyền đang lướt đi trên biển, tai bạn cảm nhận được sự chuyển động của sóng biển, nhưng mắt bạn thì không.

Lúc này, bộ não sẽ nhận hai thông tin trái ngược nhau, và vì cố gắng sáp nhập chúng lại làm một nên nó bị “choáng”. Và thế là bạn bị say tàu xe.

13. Vì sao kim đồng hồ lại quay theo chiều… kim đồng hồ?

Từ thời xa xưa, trước khi chế tạo ra đồng hồ kim, người dân sống ở bắc bán cầu đã tạo ra đồng hồ mặt trời chỉ có một chiếc trục cắm xuống đất, cái bóng của nó trên mặt đất sẽ giúp xác định thời gian trong ngày, và nó quay quanh trục giống như kim đồng hồ vậy. Khi đồng hồ kim được chế tạo, chiều quay của nó được mô phỏng giống với chiều quay của cái bóng trên đồng hồ mặt trời.

14. Vì sao y tá trích máu từ ngón tay đeo nhẫn?

Người ta không bao giờ trích máu từ ngón cái và ngón út vì đây là hai ngón gần với cổ tay nhất, nếu bị nhiễm trùng, nó sẽ lây nhiễm đến tận cánh tay. Vì thế, họ chỉ lấy máu ở 3 ngón giữa bàn tay. Trong đó, ngón đeo nhẫn là ngón ít đau nhất, có da mỏng nhất, và ít vận động nhất, và do đó nó sẽ mau lành nhất.

15. Vì sao chúng ta bị nổi da gà?

Nổi da gà là hiện tượng co khít các lỗ chân lông, khiến cho tất cả các sợi lông trên người dựng đứng lên, và chúng ta được thừa hưởng đặc tính này từ động vật. Khi gặp thời tiết lạnh, việc xù lông sẽ giúp chúng làm ấm cho cơ thể. Còn khi gặp nguy hiểm, đây sẽ là cách chúng hù dọa kẻ thù.

Tất nhiên con người không thể hù dọa kẻ thù bằng cách… nổi gai ốc khắp người, và chúng cũng chẳng thể giúp chúng ta giữ ấm được, nhưng hiện tượng này được gây ra bởi sự dâng trào adrenaline, khiến cho lỗ chân lông co khít lại, và nó thường xảy ra khi chúng ta bị lạnh hoặc trải qua những tình huống tột độ nào đó về cảm xúc.

Hy vọng rằng bài viết này sẽ phần nào đó có ích cho cuộc sống của bạn và giúp bạn không mất quá nhiều thời gian để tra Google.

BÌNH LUẬN