Đến năm 2004, các dòng sông băng ở đây từ từ tan chảy do biến đổi khí hậu. Nhờ vậy mà rất nhiều sự thật bất ngờ và đau thương đã được tiết lộ: các nhà khoa học đã tìm thấy xác của những người lính xấu số bị chôn thây hơn trăm năm trong tuyết lạnh.
Sự nóng lên toàn cầu đã khiến các dòng sông băng dần tan chảy đến một mức báo động. Điều này đã dẫn đến sự biến đổi của bề mặt địa chất, cũng từ đó tiết lộ nhiều bí mật ngủ quên dưới lớp băng ngàn năm. Đáng buồn thay, khu vực Trentino ở Ý là một trong số những nơi trên thế giới chịu tác động mạnh mẽ của sự biến đổi này.
Đó là một thị trấn nằm sâu trong lòng dãy Alps, sở hữu khung cảnh tráng lệ đáng tự hào. Tuy nhiên, cũng như nhiều nơi khác ở châu Âu, nơi này cũng vẫn chưa phai dấu vết của quá khứ đau buồn.
Trong Thế chiến I, hầu như những người lính của Hoàng gia Ý đều được huấn luyện để đấu với quân Áo và Đức trong điều kiện lạnh giá khắc nghiệt. Doanh trại chủa họ được đóng ở ngọn núi cao 1.981m – nơi được mệnh danh là “Chiến tranh Trắng (White War) – trong suốt 3 năm.
Đến năm 2004, các dòng sông băng ở đây từ từ tan chảy do biến đổi khí hậu. Nhờ vậy mà rất nhiều sự thật bất ngờ và đau thương đã được tiết lộ: các nhà khoa học đã tìm thấy xác của những người lính xấu số bị chôn thây hơn trăm năm trong tuyết lạnh.
Những tưởng rằng vết thương quá khứ đầy đau thương và tàn bạo ấy đã dần liền sẹo thì người đời sau lại vô tình nhắc lại nỗi đau ấy. Các nhà khoa học đã tìm thấy bộ xương của ba người lính Áo bị chôn vùi dưới bề mặt tuyết.
Sau khi nghiên cứu, họ phát hiện ra có tới hơn 150.000 người đàn ông trưởng thành đã hi sinh ở đỉnh núi diễn ra cuộc chiến. Theo đó, phần lớn trong số họ đã chết vì không chịu nổi sự khắc nghiệt của môi trường như tuyết lở, nhiệt độ lạnh đến tê cóng hay bệnh tật. Từ 2004 đến nay, đã có hơn 80 bộ xương được tìm thấy.
Theo như những tiết lộ sau đó, xác ướp của những người lính này không phải là thứ duy nhất họ tìm thấy bên dưới lớp băng dày. Tiếp tục đào sâu tìm kiếm, các nhà khảo cổ vô cùng bất ngờ khi khám phá ra những đường hầm phức tạp mà quân đội Ý năm xưa đã xây dựng ngay bên trong sườn núi.
Theo thời gian, các nhà nghiên cứu đã đổ rất nhiều thời gian, tiền của và tâm huyết vào nghiên cứu địa điểm này, Trời không phụ lòng người, họ đã thu thập được thêm một số món đồ được cho là đồ dùng cá nhân của những người lính bỏ lại. Những đồ vật này bao gồm các vật phẩm như hình ảnh, chữ cái, thẻ bài, và thậm chí cả thức ăn đã được bảo quản lạnh. Nhờ đó, các nhà khoa học và khảo cổ đã bắt đầu hình thành được một cái nhìn tổng quan về quá khứ tại chiến trường khắc nghiệt này.
Thế nhưng, thách thức mà các nhà khảo cổ học phải đối mặt là giữ các hiện vật này an toàn và tránh xa những kẻ cướp bóc muốn bán chúng vì lợi ích cá nhân. Việc bảo tồn những vật phẩm ấy nhằm mục đích phục vụ các nhà nghiên cứu tìm hiểu sâu hơn về đời sống của những người lính trong thời chiến.
Cho đến nay, người ta vẫn chưa tìm ra thêm phương pháp nào để xác minh được có bao nhiêu xác người còn nằm dưới lớp băng ấy. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, các nhà khoa học này quyết định tôn vinh những người lính mà họ tìm thấy theo đúng nghi thức tang lễ quân sự.
Ảnh: Telegraph