Dự lễ khai giảng thú vị của các quốc gia trên thế giới

0
593

Học sinh xứ cờ hoa bắt đầu năm học vào thời điểm cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9, tùy theo quy định của từng bang. Vào ngày này, học sinh đến trường nhận lớp, gặp gỡ thầy cô và giới thiệu bản thân cũng như làm quen với nhau.

Mỗi năm đến ngày 5/9, học sinh Việt Nam háo hức đến trường và chuẩn bị bắt đầu năm học mới tràn đầy niềm vui, cam go lẫn thử thách.
Nhưng không phải quốc gia nào trên thế giới cũng tổ chức vào thời gian này. Mỗi nước đều có những nét riêng biệt về văn hóa và hình thức để bắt đầu năm học mới. Có nơi được tổ chức vào mùa xuân và một năm có tận 4 học kỳ.

Mỹ


Học sinh xứ cờ hoa bắt đầu năm học vào thời điểm cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9, tùy theo quy định của từng bang. Vào ngày này, học sinh đến trường nhận lớp, gặp gỡ thầy cô và giới thiệu bản thân cũng như làm quen với nhau.

Là quốc gia tự do, Mỹ không quá đặt nặng lễ nghi. Thế nên sau khi nhà trường thông báo ngày vào học chính thức, tất cả học sinh và thầy cô tập trung lại rồi vui chơi giải trí. Đồng thời, một vài buổi lễ tuyên thệ được tổ chức nhằm tăng sự quyết tâm trong lòng học sinh.


Tại đây, năm học mới bắt đầu từ tháng 4 và kéo dài trọn 1 năm, cụ thể do từng trường quyết định. Năm học sẽ được chia thành 3 học kỳ và xen kẽ là 3 kỳ nghỉ hè, đông và xuân.

Buổi lễ khai giảng chào năm học mới được diễn ra đơn giản nhưng vẫn phải giữ được không khí trang trọng. Sau khi về lớp, giáo viên chủ nhiệm tự giới thiệu bản thân trước, sau đó mới đến lượt các em và cuối cùng thầy cô cùng cả lớp cúi đầu chào nhau thể hiện sự tôn kính dành cho đối phương.

Hàn Quốc


Ở xứ sở kim chi, lễ khai giảng được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 3 với hy vọng mùa xuân mang nhiều điều ấm áp và hạnh phúc, sẽ phù hợp cho những khởi đầu mới.

Vào ngày này, học sinh tề tựu sau kỳ nghỉ đông trong khi thầy cô mang hoa đến chúc mừng các em bước vào năm học mới. Một số trường học còn chuẩn bị bóng bay và thả lên trời sau khi buổi lễ khai giảng kết thúc. Những trái bóng mang theo mong ước của các em học sinh sẽ bay thật cao, thật xa lên bầu trời, đó cũng là ý nghĩa của nghi thức này.

Năm học bắt đầu từ tháng 3 năm nay đến tháng 2 năm sau, đươc chia thành 2 học kỳ từ tháng 3 đến tháng 7 và tháng 9 đến tháng 2. Dù quy định giờ học từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều nhưng hầu hết các em đều phải ở lại đến tối muộn để hoàn thành bài tập. Thế mới nói, Hàn Quốc là một trong những quốc gia có nền khắt khe nhất thế giới.

Úc


Hệ thống trường cấp 1 và cấp 2 của Úc khai giảng vào cuối tháng 1 hoặc đầu tháng 2, kết thúc trước ngày 15/12 và được chia làm 4 học kỳ. Phụ huynh sẽ cùng con đến trường tham dự lễ mừng năm học mới. Dưới sân trường, buổi lễ ngắn gọn được diễn ra. Lãnh đạo trường phát biểu và chúc mừng học sinh trước khi các em về lớp và bắt đầu những bài học đầu tiên của năm học.

Nga

Tại Nga, ngày 1/9 là ngày Kiến thức và cũng được chọn trở thành ngày khai giảng trên khắp cả nước. Hoa và ruy băng trắng không thể thiếu trong truyền thống nơi đây. Các em học sinh mang hoa đến tặng thầy cô và ruy băng trắng được đính lên áo hoặc cài trên tóc của mọi nữ sinh. Khi buổi lễ kết thúc, tiếng chuông vang lên báo hiệu năm học mới bắt đầu. Buổi học đầu tiên, các em học sinh sẽ học các bài về bảo vệ môi trường, tôn trọng người khác, hòa bình.

Hệ thống giáo dục của Nga đặc biệt chỉ có 10 lớp và học sinh không cần phải mặc đồng phuc đến trường. Thông thường, nam sinh Nga mặc comple và nữ sinh mặc váy trong ngày khai giảng.

Brazil


Trường học ở Brazil bắt đầu vào khoảng đầu tháng 2 và kéo dài đến tháng 12, trước dịp Giáng sinh và lễ hội Carnival của đất nước này. Trong ngày khai giảng, tất cả học sinh phải mặc đồng phục. Những môn học được đánh giá cao và tập trung giảng dạy tại đây bao gồm toán, địa lý, lịch sử, , giáo dục thể chất và tiếng Bồ Đào Nha. Và sĩ số học sinh trong lớp thường chỉ dao động trong khoảng 30 em.

Triều Tiên

Lễ khai giảng năm học mới của Triều Tiên được tổ chức vào ngày 1/4 hằng năm. Do đây là mùa đâm chồi, nảy lộc tại đây nên chính phủ nước này cũng chọn ngày này làm với ý nghĩa là mầm non tương lai của dân tộc.

Đồng phục của học sinh sẽ do chính phủ cấp phát. Thầy cô, cha mẹ hoặc anh chị lớp trên sẽ cài bông hoa đỏ lên ngực của các em. Sau khi buổi lễ kết thúc với màn phát biểu của các thầy cô, các em sẽ cùng bố mẹ trở về lớp để bắt đầu tiết học đầu tiên. Trước đó, phụ huynh có thể chụp hình làm kỷ niệm với con và họ bắt buộc phải mặc trang phục truyền thống.

(Nguồn: Tổng hợp)

BÌNH LUẬN