Các loại động vật làm “chuyện ấy” trong bao lâu .Có loài làm xong tự dưng lăn ra chết

0
1169

Làm “” mà để thiệt mạng thì có lẽ cũng hơi ái ngại các bạn nhỉ?
Trong quá trình tiến hóa, nhiều loài động vật đã phát triển những kỹ năng và tập tính đáng kinh ngạc. Một trong số đó việc duy trì nòi giống. Chúng ta thường cho rằng động vật càng to lớn, càng thuộc bậc cao thì sẽ có thời gian “làm chuyện ấy” nhiều hơn. Tuy nhiên, thiên nhiên đã chứng minh điều ngược lại. Loài voi với trí tuệ bậc cao, là một trong số các loài động vật có vú lớn nhất Trái Đất, lại có thời gian chớp nhoáng chỉ có… 20 giây.

 Loài to xác như voi chỉ làm tình dài 20 giây.

Vậy thì hiện tại, loài nào đang chiếm ngôi vị quán quân trong về thời gian “làm chuyện ấy” lâu nhất?
Bạn sẽ ngạc nhiên đấy, vì nó đang thuộc về một loài chuột nhắt hết sức nhỏ bé với thời gian khủng lên tới gần 14 tiếng đồng hồ!

 Và đây chính là nhà vô địch: Chuột nhắt Antechinus.

Động lực gì đã khiến chúng có sức mạnh đáng kinh ngạc đến thế?
Đây thực chất là một giống chuột nhắt của Úc với tên gọi Antechinus. Trước khi đến tuổi trưởng thành, các chú chuột này cũng có quá trình phát triển bình thường như bao giống chuột khác. Nhưng khi chạm mốc, chỉ trong vòng hai đến ba tuần, những chú chuột đực sẽ có đời sống tình dục cuồng nhiệt không thể tưởng tượng nổi. Chúng sẽ kết đôi với càng nhiều con cái càng tốt, làm “chuyện ấy” cho đến khi kiệt sức mới thôi.
 Người ta không thể rõ được động cơ gì đã thúc đẩy các chú chuột Antechinus làm tình quá mức đến vậy. Giống như chúng chuẩn bị cả cuộc đời chỉ để chờ đợi đến giây phút ấy. Không ăn, không nghỉ, chỉ miệt mài trong giao phối. Chẳng ngạc nhiên khi sau đó, các chú chuột chỉ còn sống được 5 – 10 ngày. Thậm chí khi lông đã rụng, chảy máu trong, mắc các bệnh nhiễm trùng nặng nề, chúng cũng không thôi tìm kiếm bạn tình.

 Tại sao những con chuột đực phải chạy đua trong một cuộc chiến giao phối điên khùng và tàn khốc đến mức ấy?

Các nhà trong quá trình loài chuột này đã đưa ra một vài giả thuyết. Một phần là do lượng thức ăn cung cấp. Trong quá trình di chuyển từ các lục địa sang Úc, tổ tiên của loài Antechinus đã trải qua sự biến động lớn về thức ăn. Điều này khiến chúng phải tự động cân bằng số lượng để không dẫn đến chết hàng loạt vì thiếu thực phẩm. Cho nên, hành động của những con đực được coi như là sự hy sinh để thế hệ sau được đầy đủ hơn.
Tuy nhiên, một số nhà sinh vật học khác lại cho rằng nguyên do là từ tập tính sinh sản của con cái. Loài Antechinus không giống với những giống chuột khác, vốn sinh sản vào giữa mùa thu hoạch nên có lượng thực phẩm dồi dào, dẫn đến việc các con con không quá phụ thuộc vào sữa mẹ. Ngược lại, các bà mẹ chuột Antechinus lại sinh con trước mùa thu hoạch khá sớm. Không những thế, chúng còn nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 4 tháng trời. Gánh nặng lên những bà mẹ chuột là rất lớn, nên khả năng sống sót của các con non khó khăn hơn nhiều.

Với tình hình như vậy, hiển nhiên các con đực không thể yên tâm chỉ với “mối một vợ một chồng”. Thay vì dùng răng, móng vuốt để đánh nhau sứt đầu mẻ trán, chúng cạnh tranh với nhau trong một cuộc đua thầm lặng. Đó là cuộc đua “làm chuyện ấy”, càng nhiều càng tốt, càng lâu càng đảm bảo. Chỉ có như vậy, các chú chuột Antechinus mới “yên lòng nhắm mắt” với niềm tin rằng nòi giống của mình đã được truyền lại cho đời sau.
Loài Antechinus có cuộc sống vốn rất ngắn ngủi nên chúng đã lựa chọn chiến lược lao đầu vào một mùa giao phối điên cuồng, đốt cháy năng lượng để đảm bảo chất lượng giống loài. Đời ganh đua quá dữ dội nên sống vội chết nhanh có khi lại là sự thích nghi tốt nhất nếu xét trong trường hợp của loài này. Quả thực, các ông bố chuột Antechinus xứng đáng được trao bằng “cống hiến trọn đời” cho sự hy sinh thầm lặng, vất vả của mình vì thế hệ mai sau!

Theo: Thethaovanhoa.vn

BÌNH LUẬN