Đừng quá nóng vội khi dạy trẻ điều hay lẽ phải, hãy yêu cầu con làm một số việc nhà để giúp đỡ bạn. Điều này không phải là “bóc lột” sức lao động mà giúp trẻ trưởng thành và biết quan tâm đến gia đình hơn.
Dạy dỗ con cái là một quá trình đòi hỏi sự kiên trì và thông cảm. Trẻ con ngây thơ nhưng chúng cũng có tính cách của riêng mình vì vậy việc trò chuyện để hiểu con và tìm ra giải pháp “đào tạo” tốt nhất là điều rất quan trọng.
Tuy các con có thể phát triển tính cách riêng nhưng có một số hành vi cha mẹ cần uốn nắn ngay nếu không sẽ tạo thành những thói quen xấu khó sửa về sau.
1. Thấy người khác làm việc xấu mà thờ ơ
Nếu thấy một bạn trong lớp bị những bạn khác bắt nạt mà trẻ cũng không quan tâm thì điều này khá nguy hiểm. Bạn nên giải thích cho trẻ sự khác biệt giữa một kẻ ba hoa, mách lẻo và một người trung thực. Đồng thời bạn cũng nên nói chuyện để con nhận rõ đúng sai và có cách giải quyết với tình huống này.
2. Anh chị em trong nhà hơn thua nhau
Hãy chắc chắn là bạn cấm lũ trẻ trong nhà không được dùng “vũ lực” trong bất cứ trường hợp nào. Hãy dạy cho con cách tôn trọng anh chị em của mình. Đừng quá nuông chiều con út mà thiếu quan tâm đến con cả, nếu không chúng sẽ thấy thiếu thốn tình cảm và tỏ ra khó chịu. Bạn cũng không nên so sánh các con với nhau vì điều này dễ tạo ra sự tranh đấu hơn thua giữa hai con.
3. Trộm vặt
Nếu trẻ có trộm đồ trước hết bạn nên phải bình tĩnh vì thái độ của bạn rất quan trọng. Bạn nên hỏi rõ nguyên nhân và giải thích với con điều này là sai trái. Sau đó bạn có thể yêu cầu con trả lại đồ và nhận lỗi với người ta. Còn nếu con vẫn thường xuyên tái phạm, bạn nên đưa con tới bác sĩ tâm lý để xin lời khuyên. Cần nhanh chóng ngăn chặn hành vi này vì nó rất nguy hiểm.
4. Thiếu tôn trọng người khác
Hành vi này dễ xảy ra khi trẻ được người lớn nuông chiều, vì vậy chúng lớn lên và nghĩ rằng mình là “cục cưng” của cả nhà. Hãy tìm hiểu rõ hơn lý do vì sao trẻ có biểu hiện này và dạy cho trẻ cách hành xử đúng đắn, chúng cần học cách giữ bình tĩnh và tôn trọng người khác. Nếu chúng có biểu hiện xấc láo, bạn cần có một số hình phạt nghiêm khắc.
5. Không trung thực
Đừng vội nổi nóng, trẻ con còn thiếu sót, bạn cần dạy con một cách có lý trí. Hãy giải thích cho con tầm quan trọng của việc trung thực. Hãy suy nghĩ về một hình phạt nghiêm khắc dành cho con bởi việc nói dối là không chấp nhận được nhất là khi còn nhỏ tuổi.
6. Hay than vãn, mè nheo
Bạn cần giữ một thái độ thản nhiên khi con mè nheo, đừng tỏ ra bạn bị kích động bởi những yêu cầu vô lý của trẻ. Hãy dùng một giọng bình thản để nói chuyện với con. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên hơn, bạn cũng phải xem lại, có phải đã quá nuông chiều trẻ không.
7. Không biết quan tâm
Đừng quá nóng vội khi dạy trẻ điều hay lẽ phải, hãy yêu cầu con làm một số việc nhà để giúp đỡ bạn. Điều này không phải là “bóc lột” sức lao động mà giúp trẻ trưởng thành và biết quan tâm đến gia đình hơn.
Tuy vậy, khi dạy con, bạn nên tập trung vào việc kiên trì và liên tục nhắc nhở con bởi trẻ rất dễ quên. Hãy dùng thái độ nhẹ nhàng, điềm tĩnh vì những câu như “Mẹ đã nói bao nhiêu lần rồi!”, “Tại sao nói mãi mà con không nhớ!” chỉ khiến trẻ bối rối và làm hỏng kế hoạch của bạn. Và ngược lại bạn cũng phải chú ý đến hành vi vì người lớn chúng là chiếc gương phản chiếu rõ nét nhất để trẻ học theo.