27 bức ảnh cảnh bảo với thế giới đang đi tới bờ vực của sự diệt vong

0
3294

Khi cái cây cuối cùng bị đốn hạ, con cá cuối cùng bị ăn thịt, dòng sông cuối cùng bị đầu độc… bạn sẽ nhận ra mình không thể ăn tiền mà sống. Mỗi dưới đây còn hơn cả ngàn lời cảnh báo.

Song Hành – Theo thethaovanhoa.vn

 Sự bùng nổ dân số ở thủ đô Mexico với những ngôi nhà tầng tầng lớp lớp và vắng bóng cây.

 Ngôi sao bóng rổ Yao Ming trân trối nhìn xác chết thối rữa của một con voi do những kẻ đi săn để lại. Ảnh chụp tại Bắc Kenya.

 Đàn dê gặm cỏ bên một khoảng rừng bị thui lửa ở , Brazil.

 Giao thông hàng không quá tải trên bầu trời London (Anh). Khí thải từ máy bay là một nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính.

 Một xe tải vận chuyển cát dầu. Thật khó tin cát dầu vẫn là nguồn nhiên liệu chính ở Canada. Cát dầu là một loại tích tụ của bitumen. Loại cát này có mặt tự nhiên ở dạng hỗn hợp của cát hoặc sét, nước và là một dạng của dầu mỏ có độ nhớt và tỷ trọng rất lớn. Để sản xuất các nhiên liệu lỏng từ cát dầu đòi hỏi một nguồn năng lượng lớn để bơm hơi nước vào và chưng cất. Quá trình này tạo ra gấp 2 đến 4 lần lượng khí nhà kính trên một thùng dầu so với việc sản xuất từ các sản phẩm dầu truyền thống. Nếu đốt sản phẩm cuối cùng từ quá trình sản xuất dầu cát sẽ sinh ra từ 10 đến 45% khí nhà kính so với dầu thô truyền thống.

 Một người chăn nuôi không thể chịu nổi mùi hôi thối của dòng sông Hoàng Hà chảy qua Nội Mông Cổ.

 Một nhà máy đốt rác và khung cảnh xung quanh ở Bangladesh.

 Một vụ hỏa hoạn ở Colorado (Mỹ), góp phần làm gia tăng số vụ cháy rừng do biến đổi khí hậu.

 Những tàn tích để lại từ hoạt động khai thác cát dầu ở tỉnh Alberta, Canada.

 Một góc Los Angeles (Mỹ) nhìn từ trên cao. Nguồn năng lượng cho các hoạt động về đêm của siêu đô thị 15 triệu dân này là không thể đong đếm được.

 Khu rừng ngàn năm trở thành nạn nhân của “máy chém”, nhằm mục đích xây dựng một con đập mới ở bang Oregon (Mỹ).

 Môi trường thiên nhiên ở Almeria (Tây Ban Nha) đã bị bức tử bởi hàng ngàn nhà kính để phục vụ cho bữa ăn của con người.

 Một bộ da hổ quý hiếm Siberia tịch thu được từ những kẻ đi săn. Ảnh chụp tại Siberia, Nga.

 Mỏ kim cương Mir Mine lớn nhất thế giới ở Nga.

 Xác chết của một con chim hải âu là bằng chứng cho thấy bàn tay bẩn thỉu của con người đã xả bao nhiêu rác vào môi trường sống của chúng.

 Đại đô thị New Delhi (Ấn Độ) với hơn 22 triệu người chen chúc. Mật độ dân số ở đây vào khoảng 30.000 người trên 2,6 cây số vuông.

 Thiên đường biến mất: Quần đảo Maldives, một địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng đang chìm dần do mực nước biển dâng cao.

 Chen lấn mua hàng vào ngày tại một cửa hàng điện tử ở Boise, Idaho (Mỹ).

 Hàng tấn rác thải điện tử bị đẩy qua các nước nghèo. Người ta dùng các chất độc hại để lấy kim loại quý từ đây. Ảnh chụp tại thủ đô Accra, Ghana.

Từng được mệnh danh là “Brazil của Bắc Mĩ”, nhưng Canada lại không mảy may trân trọng thiên nhiên của họ. Một khu rừng đã trở thành đồi trọc tại Canada.

 Một cánh đồng vỏ bánh xe hết đát ở Nevada (Mỹ).

 Khi thế giới còn đang theo dõi thảm họa phóng xạ ở Fukushima () vào năm 2011, một trạm nhiệt điện khổng lồ cũng đang bốc cháy cách đó chỉ vài dặm. Tất cả các nỗ lực dập lửa và khắc phục hậu quả đều không đem lại kết quả.

 Một con gấu Bắc Cực đói đến chết ở Svalvard, Na Uy. Các chỏm băng biến mất khiến gấu không còn nơi sinh sống và nguồn thức ăn của chúng cũng cạn kiệt.

 Một cánh đồng dầu ở California (Mỹ) và sự khai thác tàn nhẫn đến mức cạn kiệt đến giọt dầu cuối cùng của con người.

 Các thác nước khổng lồ hình thành do băng tan ở Na Uy. Đây là bằng chứng không thể chối cãi về sự biến đổi nhanh chóng của khí hậu, đe dọa môi trường sống của muôn loài trên .

 Một nhà máy nhiệt điện than ở Anh đang thải ra hàng tấn khí độc vào môi trường.

 “Lướt rác” ở đảo Java, Indonesia.

“Khi cái cây cuối cùng bị đốn hạ, con cá cuối cùng bị ăn thịt, dòng sông cuối cùng bị đầu độc, bạn sẽ nhận ra mình không thể ăn tiền mà sống”, lời tiên tri này ngày càng chân thật và không thể trốn tránh. Nhưng chẳng phải ai cũng nhận ra những tác động kinh hoàng mà lối sống của con người gây ra cho thiên nhiên. Ở đâu có con người, ở đó có tận diệt.

Hãy tỉnh táo, dùng tiếng nói và hành động của mình để cứu Trái đất từ những việc làm nhỏ nhất. Trái đất là NHÀ.

Nguồn: Hefty

BÌNH LUẬN