16 Con đường đưa bạn từ lon nước ngọt tới gặp tử thần, phụ nữ bị tàn phá nhan sắc nặng nề!

0
595

Ngoài ra việc tiêu thụ thường xuyên sẽ làm mỡ ở gan và xương tăng hơn 100%.

Nếu bạn là một người yêu thích uống nước ngọt, có lẽ bạn sẽ phải suy nghĩ lại sau khi biết rõ những tác hại mà chúng có thể gây ra.

1. Mỡ thừa trong nội tạng

Đường là nguyên nhân chủ yếu sinh ra mỡ thừa, nhưng nó không chỉ đơn giản là làm cho bạn tăng cân ở eo, đùi và mông mà điều đáng đề cập ở đây là lớp mỡ vây quanh nội tạng (gan, thận, ruột và dạ dày). Tiêu thụ đường qua nhiều hoặc tiêu thụ nước ngọt sẽ gây ra bệnh tiểu đường loại 2 và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Ngoài ra việc tiêu thụ nước ngọt thường xuyên sẽ làm mỡ ở gan và xương tăng hơn 100%. Đây là một con số đáng báo động vì mỡ thừa ở gan sẽ gây bệnh gan nhiễm mỡ.

Người uống loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng cũng không thoát khỏi tình trạng mỡ nội tạng. Một của Đại học Texas cho thấy sau 10 năm, những người uống nước ngọt ăn kiêng sẽ tăng 70% kích thước vòng eo so với những người không đụng đến một giọt nước ngọt nào.

 Tăng cân chỉ là một phần nhỏ hậu quả mà bạn phải gánh chịu khi uống nước ngọt.

2. Nước ngọt làm giảm mật độ xương và tăng tốc độ lão hóa

Tất cả nước ngọt, bao gồm cả loại dành cho người ăn kiêng, đều được thêm axit phosphoric để tăng hương vị nồng của sản phẩm, đồng thời chống và nấm mốc, giúp bảo quản nước ngọt lâu hơn. Tuy nhiên, việc nạp dư thừa axit phosphoric sẽ dẫn đến bệnh thận, giảm mật độ xương, gây loãng xương và mất cơ do nó gây nhiễu độ hấp thu canxi trong cơ thể. Một nghiên cứu đăng trên tạp chí FASEBJ cho thấy những con chuột có nồng độ phosphate cao chết sớm hơn 5 tuần so với những con chuột có nồng độ phosphate bình thường.

Không chỉ riêng bên trong cơ thể được hưởng lợi mà việc giảm lượng đường từ nước ngọt sẽ giúp làn da của bạn trẻ trung và sáng mịn hơn trông thấy.

4. Uống nước ngọt dẫn đến sự kháng insulin

Vai trò chính của insulin trong cơ thể là hướng dẫn glucose từ máu vào tế bào một cách chính xác. Nhưng khi bạn tiêu thụ dư đường dưới dạng nước ngọt có ga, chính bạn đang bắn phá cơ thể mình, buộc tuyến tụy phải tạo ra ngày càng nhiều insulin để xử lý. Điều này dẫn đến sự kháng insulin, gây ra các bệnh lý trong chuyển hóa, khiến bạn bị cao huyết áp và nguy cơ tiểu đường loại 2.

Nước ngọt khiến bạn bị tiểu đường, bệnh tim và trăm loại bệnh khác.

Nghiên cứu của Trường Y tế công Harvard cho thấy: Người tiêu thụ từ 1-2 đồ uống có đường mỗi ngày sẽ bị tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 26%, so với những người uống một lần mỗi tháng. Uống một lần mỗi ngày làm tăng nguy cơ 15%. Ngoài tiểu đường, bạn còn có thể mắc các bệnh mạch máu, thận, dây thần kinh, mắt và tổn thương thính giác. Nước ngọt còn có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh ở bàn chân, dẫn đến nhiễm trùng (nặng có thể bị cắt cụt chi).

Kháng insulin còn là một nguyên nhân rất lớn gây bệnh alzheimer (bây giờ còn được gọi là tiểu đường loại 3 trong y học). Một nghiên cứu của kết luận rằng những người bị tiểu đường loại 2 có gấp đôi nguy cơ phát triển alzheimer hoặc các chứng mất trí khác.

5. Bạn có thể sống với bệnh tim trong bao lâu?

Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo phụ nữ không nên dùng quá 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Để dễ hình dung, một lon nước ngọt thường chứa 8,75 muỗng cà phê đường, nhiều hơn giới hạn khuyến cáo, chưa kể đây chắc chắn không phải là lượng đường duy nhất trong khẩu phần hàng ngày của bạn.

Uống nước ngọt là uống đường.

6. Nước ngọt dành cho người ăn kiêng gây rối loạn não bộ nghiêm trọng

Chất ngọt nhân tạo aspartame là một thành phần trong các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng. Chất này là nguyên nhân gây ra các chứng rối loạn não khác nhau, bao gồm động kinh, đa xơ cứng và u não. Nhiều bệnh nhân động kinh đã được bác sĩ hướng dẫn tránh dùng loại nước ngọt này.

7. Caramel tạo màu nước ngọt có chứa chất gây

Màu nâu hay màu caramel tạo nên hình ảnh quen thuộc cho các lon nước ngọt lại chứa 2 chất ô nhiễm gây ra ung thư ở động vật: đó là 2-methylimidazole và 4-methylimidazole. Nghiên cứu về vấn đề này từng được công bố trên tạp chí PLoS ONE. Tuy nhiên, ít ai biết rằng màu caramel được sử dụng chỉ hoàn toàn cho mục đích thẩm mỹ chứ không hề có ảnh hưởng gì đến mùi vị của nước ngọt.

8. Đường trong nước ngọt có thể gây nghiện

Bất cứ ai từng tham dự tiệc sinh nhật của sẽ cảm nhận được điều này. Đường kích thích sự phóng thích dopamine, chất dẫn truyền nội tiết thần kinh trong não, làm cho chúng ta cảm thấy tươi khỏe và hưng phấn. Đây cũng chính là cách thức gây nghiện của cocaine. Điều này có thể lý giải vì sao bạn rất khó để từ bỏ đường.

Tuy nhiên, chỉ 1-2 giờ sau khi ăn đồ ngọt thì tình trạng sụt đường lại xảy ra. Cảm giác của người bị tụt đường chẳng khác gì cảm giác của người nghiện ma túy, bạn chỉ muốn nạp soda vào cơ thể ngay lập tức.

9. Tác hại của nước ngọt cho răng của bạn

Các axit phosphoric không chỉ cản trở sự hấp thụ canxi dẫn đến loãng xương mà còn là cơn ác mộng cho răng của bạn. Loại axit này có thể dẫn đến suy răng, thối răng, sâu răng và bệnh nướu răng . Axit này cũng có mặt trong các loại nước ngọt dành cho người ăn kiêng.

 Đánh răng cũng không giúp bù đắp tác hại mà nước ngọt gây ra cho răng.

Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nha khoa Tổng hợp của Mỹ khẳng định: Nước ngọt còn gây hại cho răng hơn cả thuốc lá. Từng có trường hợp phải nhổ bỏ hết răng vì uống quá nhiều nước ngọt ăn kiêng.

10. Một số loại soda có chứa chất chống cháy độc tính cao

Ít ai ngờ rằng nước ngọt, đặc biệt là thức uống hương vị cam quýt, cũng chứa chất chống cháy này dưới hình thức của dầu thực vật brôm (brominated vegetable oil – BVO). BVO được dùng để ngăn chặn hiện tượng mùi hương bị tách biệt với nước uống.

Chất này có thể gây rối loạn thần kinh, mất trí nhớ và tổn thương da. BVO đã bị cấm sử dụng trong các loại nước ngọt trên khắp châu Âu và Nhật Bản.

11. Lon nước ngọt được tráng bằng nhựa gây vô sinh

Lon nước ngọt thường được tráng bằng BPA, hoạt động như một rào cản giữa vỏ kim loại và đồ uống. BPA là một loại estrogen tổng hợp có liên quan đến bệnh tiểu đường, vô sinh và ung thư. Vì thế mà các hãng sản xuất bình bú sữa em bé đều có cam kết và in chữ “BPA free” (Không chứa BPA) trên vỏ hộp. Một số hãng đang hướng tới việc phát triển các lon nước ngọt không BPA nhưng điều này vẫn chưa được thực hiện triệt để.

hựa BPA là chất cực độc, đã được cảnh báo rất nhiều trong các năm gần đây.

12. Tác dụng phụ của ngô biến đổi gien vẫn còn là một ẩn số

Phần lớn các hãng nước ngọt đều sử dụng đường si-rô ngô biến đổi gien thay cho đường mía vì nó rẻ hơn nhiều, trong khi 90% ngô trồng ở Mỹ đều được áp dụng công nghệ biến đổi gien để chịu được thuốc trừ sâu. Vẫn còn rất nhiều ẩn số xung quanh tác hại của thực phẩm biến đổi gien, nhưng các nghiên cứu khẳng định chúng có thể gây vô sinh, tăng trưởng khối u và gây hại bộ máy tiêu hóa.

13. Nước ngọt không có chút giá trị dinh dưỡng nào

Một lý do cuối cùng để bạn cẩn trọng với nước ngọt là thức uống này hầu như không đem lại lợi ích dinh dưỡng nào. Trong khi ngay cả pizza, hamburger và các loại thức ăn nhanh khác vẫn có chứa một số dưỡng chất nhất định.

14. Tạo ra cảm giác biếng ăn, lười vận động

Khi uống nước có ga, khí axit carbonic lấp đầy dạ dày, tạo ra áp lực đẩy không khí lên thực quản gây ra đầy hơi. Đồ uống có ga cũng làm nặng thêm hội chứng ruột kích thích, rối loạn liên quan đến bệnh về hệ tiêu hóa.

Khí ga và lượng đường tinh trong các loại nước ngọt có ga sẽ khiến chúng ta có cảm giác no giả, trong khi các loại đồ uống này không hề có giá trị cung cấp dinh dưỡng, chính vì vậy dẫn đến việc bụng bị chướng hơi gây biếng ăn. Khi cơ thể không được cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu để vận động mà bụng lại ngập khí ga và nước làm cơ thể thêm nặng nề và không muốn vận động.

16. Làm hại dạ dày ở trẻ em, gây rối loạn tiêu hóa

Trẻ em có thành dạ dày rất mỏng và dễ bị tổn thương, khí ga và axit trong nước ngọt có ga sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn đến các rối loạn hệ tiêu hóa. Các đồ uống có hàm lượng đường cao có thể gây hại lớp niêm mạc của dạ dày và ruột ở trẻ em. Các chất ngọt khiến dạ dày trẻ khó hấp thụ, làm tăng nguy cơ tiêu chảy. Đây cũng là lý do khiến một số trẻ bị sút cân và suy dinh dưỡng.

Thanh Hoa (TH)

BÌNH LUẬN