10 chi tiết quá quen thuộc đối với chúng ta nhưng phải chăng nó chỉ là “thừa”?

0
615

Thật ra chỉ là bạn không biết công dụng hoặc ý nghĩa thực sự của những chi tiết “thừa” đó thôi.

Đã bao giờ bạn thấy một chi tiết không bao giờ dùng tới nhưng vẫn hiện diện trên các sản phẩm quen thuộc chưa? Thật ra chỉ là bạn không biết công dụng hoặc ý nghĩa thực sự của những chi tiết “thừa” đó thôi.

1. Quả cầu bằng len nhỏ trên mũ

Những quả cầu ở trên mũ (còn được gọi là pom-pom) ngày nay thường được coi là để trang trí đơn thuần, nhưng đã có nguồn gốc từ tận thế kỉ 18. Thời đó, các thủy thủ người Pháp thường đội mũ có “chỏm bông” để bảo vệ đầu khỏi bị va vào trần của boong tàu. Sau này, nhiều bộ đồng phục quân đội cũng bao gồm loại mũ lưỡi trai có chi tiết này với nhiều màu sắc và hình dáng đa dạng để phân biệt các binh chủng với nhau.

2. Lỗ vuông trên que kẹo mút

Cái lỗ hình vuông nhỏ xíu này có tác dụng: Khi que được nhúng vào kẹo lúc chưa đông cứng lại thì kẹo sẽ chảy vào lỗ hổng và níu lại trên que.

3. Nếp gấp ở giữa quần

Nếp gấp này không hẳn phục vụ mục đích làm đẹp. Cuối thế kỷ 19, các nhà máy quần áo ở Châu Âu đã xuất khẩu phần lớn hàng hóa ra nước ngoài. Và để tiết kiệm diện tích chở hàng, quần áo được nén chặt vào các thùng. Vì vậy, khi dỡ quần áo khỏi thùng, những nếp gấp này trở nên cố định và không thể thẳng như lúc ban đầu nữa. Sau này người ta lại coi đây là một kiểu thời trang.

4. Miếng vá nhỏ có lỗ trên ba lô

Rất nhiều túi ba lô có trang bị thêm một miếng vải nhỏ bằng da ở đằng sau mà chẳng mấy ai để ý đến tác dụng thật của nó. Miếng vải này thực ra là khá hữu dụng trong khi bạn đi cắm trại: Bạn có thể tròng dây qua hai cái lỗ để treo ba lô lên, hoặc là để treo các loại túi hoặc giày cho đỡ vướng. Ngày nay, nó chủ yếu được coi như chi tiết trang trí.

5. Lỗ nhỏ cạnh camera sau của iPhone

Thực chất nó có công dụng như một chiếc microphone của iPhone – dùng để loại bỏ toàn bộ tiếng ồn xung quanh khi người sử dụng nghe điện thoại.

6. Mã số trên các mỹ phẩm

Bất kì một sản phẩm mỹ phẩm nào, dù là phấn đánh má hay kẻ mắt, đều có in những biểu tượng nho nhỏ ở trên hộp đựng của chúng. Đó có thể là 6M, 12M hoặc 24M… tương ứng với 6 tháng, 12 tháng và 24 tháng – thời gian mà sản phẩm nên được sử dụng sau khi đã mở nắp.

Có một mẹo nhỏ để tận dụng mã số này: Để biết ngày nào đồ mỹ phẩm của mình hết hạn, hãy nhớ ghi lại ngày mở hộp sản phẩm lên vỏ và sau đó chỉ cần cộng thêm số tháng ghi trên hộp là được.

7. Khe nhỏ ở nắp dao rọc giấy dùng để bẻ lưỡi dao

Với các bước này bạn không cần phải sợ chảy máu mỗi khi thay lưỡi dao nữa. Chỉ cần tháo phần đuôi dao ra đặt vào lưỡi dao rồi bẻ. Vậy là bạn đã có một lưỡi dao mới sắc nhọn rồi.

8. Tay cầm khoét lỗ của nồi, chảo

Chiếc lỗ này có 2 tác dụng chính: Giúp bạn treo nồi lên giá và gác muôi khi nấu nướng.

9. Lỗ “thừa” trên giầy thể thao

Các giày vải có 2 lỗ thừa ở mặt trong của giày. Các lỗ này không chỉ giúp cho bạn luồn dây qua và buộc giày chặt hơn mà nó còn giúp thông hơi nữa.

10. Lỗ nhỏ trên cửa sổ máy bay

Lỗ nhỏ này giúp cân bằng áp suất tránh bị rạn nứt.

Chi tiết này xuất phát từ việc cửa sổ máy bay làm từ hai lớp kính pecspec (perspex). Bình thường, lớp kính bên trong chịu áp lực thấp hơn nhiều so với lớp kính bên ngoài nên điều này có thể dẫn đến rạn vỡ kính vì sự chênh lệch quá lớn.

Nhờ có cái lỗ nhỏ xíu trên cửa sổ, không khí có thể truyền qua từ khoang máy bay vào phần khe hở ở giữa hai lớp kính, làm cân bằng áp lực và giúp kính máy bay không bị vỡ.

Mai Hạ tổng hợp

BÌNH LUẬN