10 Ảnh chụp nổi tiếng khắp thế giới nhưng thực ra đều là sản phẩm của Photoshop, đánh lừa…. cả tỷ người

0
5593

10 hình ảnh dưới đây từng được dân mạng chia sẻ rầm rộ nhưng không hề có thật là một số ít dẫn chứng cho điều này.

Sự khéo léo của các “nghệ sỹ” photoshop trong những trường hợp này đã đánh lừa được… cả tỷ người!

Bên cạnh những thông tin xác thực, thế giới Internet luôn đầy rẫy những tin đồn, tin thiếu chính xác. 10 hình ảnh dưới đây từng được dân mạng chia sẻ rầm rộ nhưng không hề có thật là một số ít dẫn chứng cho điều này.

1. Cá mập tấn công trực thăng

Bức ảnh gây chú ý này được tạo nên nhờ việc kết hợp 2 tấm ảnh riêng biệt – một bức ảnh là trực thăng của Không quân Mỹ trong lần diễn tập tại San Francisco và tấm ảnh kia là con cá mập trắng khổng lồ đang nhảy lên khỏi mặt nước ở Nam Phi.

Bức ảnh này xuất hiện năm 2001 và được phát tán qua email với lời chú thích: Một con cá mập đã tấn công các thủy thủ của Hải quân Anh tại Nam Phi. Nhưng người ta có thể dễ dàng nhận ra trong ảnh có sự xuất hiện của chiếc cầu Golden Gate tại San Francisco.

2. Lâu đài trên biển ở Dublin, Ireland

Lâu đài như trong mơ được cho là ở Ireland này là một trò đùa Cá tháng Tư của một tay photoshop tài năng người Đức. Nếu bạn thắc mắc, (nhân vật chính trong bức hình) là đảo Khao Phing Kan ở Thái Lan.

3. Dưa hấu xanh

Hình ảnh được cho là phá vỡ “quan niệm” dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng này cũng chỉ là một tác phẩm của các nghệ sỹ photoshop. Theo mô tả của người đăng tải, loại trái cây không có thật này “được trồng ở một số vùng của và nổi tiếng với màu xanh rực rỡ. Và điều bạn có thể không biết về trái cây là nó có thể đổi vị sau khi bạn ăn nó. Tất cả vị chua sẽ chuyển thành ngọt, mặn chuyển thành đắng và nó khiến nước có vị chanh. Thật không thể tin được!”

4. Thuyết Big Bag

Vụ nổ hạt nhân trong hình diễn ra ở Nevada vào năm 1962, sau khi Albert Einstein qua đời trước đó 7 năm. Vậy nên việc Einstein đạp xe đạp đi xem vụ nổ là chuyện không thể xảy ra.

5. Chú gấu rượt đuổi các nhà làm phim

Hãy nhìn kỹ đầu gấu và mảng cỏ bên chân phải của nó. Nếu bạn tin bức ảnh này là thật, thì có lẽ chúng tôi sẽ làm bạn phải thất vọng khi nói rằng: Nó chỉ là sản phẩm của photoshop.

6. Đây là cách MGM tạo ra đoạn giới thiệu phim quen thuộc với nhiều người

Có lẽ bạn vẫn còn nhớ đoạn giới thiệu hãng phim Metro Goldwyn Mayer (MGM) được chiếu trước mỗi tập phim Tom and Jerry. Trong năm 2016, trên Twitter đã xuất hiện một hình ảnh được xem là đã “bóc mẽ” cách MGM đã thực hiện để có được đoạn giới thiệu này. Thực tế, đó là hình lại từ ảnh chụp một chú sư tử đang chụp cắt lớp trong bệnh viện.

Theo Business Insider, chú sư tử này có tên Samson và chú đang được chữa trị do không thể đi lại được.

7. Cá mập trắng được photoshop

Hình ảnh mà bạn đang thấy từng được chia sẻ rất nhiều trên các mạng xã hội với danh hiệu “hình của của năm” của National Geographic. Tuy nhiên, đây chỉ là một hình ảnh được thực hiện bằng máy tính bằng cách ghép một số hình ảnh lại với nhau. Sở dĩ người ta lôi National Geographic vào đây là bởi tạp chí này vốn nổi tiếng với những hình ảnh thiên nhiên hoang dã khó tin.

8. Trắng thành đen Bức hình chú sư tử đen oai phong nhận được hàng trăm nghìn người yêu thích trên khắp thế giới. Những người xem bức hình cảm thấy đây là một chú sư tử vô cùng đặc biệt. Nhưng thực tế sư tử đen không tồn tại, bức hình này đã được chỉnh sửa.

9. Bàn chân em bé trong bụng mẹ

Hình ảnh tuyệt đẹp về tình mẫu tử thiêng liêng mà bạn đang thấy rất tiếc lại là một sản phẩm của công nghệ đồ họa bởi nhiều khẳng định không có cách nào bàn chân của một em bé còn trong bụng mẹ lại có thể hằn lên rõ rệt trên bụng người mẹ như thế kia.

10. Selfie giữa bầu trời

Hình ảnh phi công gan dạ dám mở cửa buồng lái selfie giữa bầu trời đã nhận được hàng nghìn lượt thích. Tuy nó chỉ là giả, nhưng bức ảnh gốc cũng rất tuyệt vời và xứng đáng được công chúng chú ý.

Theo Brightside
Nhất Tâm

BÌNH LUẬN